Đào tạo tín chỉ trong phổ thông: Nỗi lo "quá tải"!

09:03 08/01/2018
Cùng với việc đề xuất thực hiện cơ chế "mở" trong năm học đối với các bậc học phổ thông, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cũng đang đề xuất áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ ở hệ THPT. Chủ trương mới đang gặp nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Nỗi lo được đặt ra, khi chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ gây nguy cơ dôi dư giáo viên, còn học sinh tiếp tục lãnh hậu quả quá tải không cần thiết.

Chia sẻ về vấn đề trên, một cán bộ quản lý thuộc Trường Đại học (ĐH) Sư phạm TP Hồ Chí Minh nhận định, ở bậc ĐH, có những môn học độc lập nên sinh viên có thể học hết môn này rồi đến môn kia. Còn ở bậc phổ thông, giữa các môn học có liên quan với nhau, sự hiểu biết của học sinh (HS) cùng thói quen giảng dạy lâu nay chưa thể đáp ứng ngay cho việc thay đổi rất mới này.

Theo tuần tự, HS sẽ phải học hết chương trình lớp 10, 11 rồi mới đến lớp 12. Ở bậc ĐH mãi nhiều năm sau này, mới có áp dụng mô hình đào tạo tín chỉ và cũng chỉ ở một số ngành. Khi áp dụng còn phải thay đổi kèm theo là đội ngũ giáo viên được tập huấn, nhất là chương trình. Giáo trình giảng dạy phải sửa đổi, phức tạp chứ không đơn giản mà làm ngay được. Do đó, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh cần phải có một quá trình chuẩn bị lâu dài. Đó là mới nói việc áp dụng với bậc THPT.

Với bậc THCS thì càng không nên. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Nhân cũng lưu ý: "Bậc THCS chỉ nên thực hiện cơ chế mở với niên chế năm học theo hướng linh hoạt. Theo đó HS có thể học chương trình trong 8 tháng hoặc 12 tháng tùy sức học và điều kiện của từng người. Nếu để học sinh trung học học theo hình thức tín chỉ như bậc ĐH thì thực sự phải xem xét".

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc đơn vị tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh,  bày tỏ lo ngại, nếu đào tạo theo hình thức tín chỉ ở bậc THPT sẽ dẫn tới tình huống, khó đánh giá quá trình học tập của học sinh. Vì một HS phổ thông được đào tạo bao gồm giáo dục về kiến thức, về quy chế, nề nếp, đạo đức... chứ không chỉ riêng kiến thức hay kết quả học tập. Vậy, các tiêu chí đánh giá sẽ phải thay đổi theo như nào.

Các chuyên gia lo ngại, mô hình tín chỉ trong phổ thông sẽ gây tình trạng quá tải không cần thiết cho HS tại TP Hồ Chí Minh.

Riêng bà Lê Thị Hồng Liên, nguyên Phó GĐ Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh khẳng định: "Tôi cho rằng, ngành giáo dục ta đã đủ năng lực làm việc này hay chưa? Một tình huống có thể xảy ra, đó là nguy cơ khủng hoảng, thừa giáo viên, cần phải xem xét kĩ. Còn mặt bằng dân trí của ta cũng không đồng đều nhau. HS của Việt Nam khác các nước, đó là có khoảng chênh lệch kiến thức rất lớn, giữa vùng nông thôn và thành thị, với vùng sâu, vùng xa. Chính khoảng cách này thì làm sao ta áp dụng hình thức tín chỉ hệ phổ thông được?!

Trao đổi về vấn đề này, Phó GS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên UBMTTQ Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, nguyên giảng viên cao cấp của ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh phân tích: "Về cơ bản, mục tiêu của ngành GD-ĐT TP Hồ Chí Minh đặt ra là tốt, nằm trong đề án phát triển ngành GD thành phố từ nay tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030.

Tuy nhiên, cần nhớ, vào những năm 1980, khi các trường ĐH bắt đầu có hình thức tín chỉ, ngay ở ĐH Bách khoa, cũng phải "náo loạn" một thời gian dài. Giáo trình lại phải làm lại hết. Phải sau một thời gian mới thích nghi được. Môi trường ĐH mà còn vậy. Nếu cái gì cũng bê nguyên xi mô hình của nước ngoài vào giáo dục cho HS Việt Nam sẽ làm khổ HS. Bất kể sự thay đổi nào khi chưa được chuẩn bị kĩ sẽ gây ra một tâm lý không tốt.

Học tín chỉ đề cao sự tự nghiên cứu, tự học, nhưng, số HS của ta có khả năng học như thế không nhiều. Nên nếu áp dụng trên diện rộng, sẽ gây một tâm lý ức chế, một "tải trọng" không cần thiết cho HS.

Huyền Nga

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng này đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống trị giá hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

Từ ngày 9/1, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét; vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 10-13 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C...

Chiều 8/1, tại Công an tỉnh Sóc Trăng, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) tổ chức lễ thông báo và công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, từ năm học 2025-2026, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi, kể cả trường chất lượng cao.

Từ khi được cấp phép hoạt động đến nay, mỏ khai thác đá của Công ty TNHH Anh Việt Hương (xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), đã nhiều lần bị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá xử phạt. Tuy nhiên, mới đây, chủ đầu tư mỏ đá này lại tiếp tục có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hoá xin gia hạn thời gian khai thác đá.

Ghi nhận thành tích của nữ sinh trung học cùng một người dân tình cờ nhặt được hai khẩu súng cùng hàng chục viên đạn đã chủ động trình báo, giao nộp cho cơ quan Công an, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận đã tặng giấy khen đột xuất cho hai trường hợp này để biểu dương và nhân rộng điển hình.

Ngày 8/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, đã thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ 3 ngày đối với Trần Quốc Việt (SN 1980, trú huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) để điều tra làm rõ hành vi “Cướp tài sản”.

Ngày 8/1, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, từ 23 - 27/12/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị hàng không bắt 3 đối tượng người nước ngoài trộm cắp tài sản của hành khách trên tàu bay của hãng hàng không Việt Nam, trị giá tài sản lên đến 113 triệu đồng; trục xuất 1 đối tượng nghi vấn.

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文