Đẩy mạnh giáo dục thể chất trong nhà trường để nâng cao tầm vóc người Việt
Theo Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học là một trong những thành tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc người Việt.
Tuy vậy, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học trên thực tế chưa diễn ra đúng như kỳ vọng khi cả 3 yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động này là chương trình, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đều còn bất cập.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu dự Hội nghị. |
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, về cơ sở vật chất, cả nước hiện có khoảng 80% trường học phổ thông thiếu nhà tập, 99,6% số trường thiếu bể bơi, 85% số trường thiếu sân tập thể dục. Về đội ngũ giáo viên, toàn quốc có 76.856 giáo viên, trong đó chí có khoảng 56.932 giáo viên chuyên trách, chiếm 74% phần trăm.
Riêng ở cấp tiểu học chỉ có khoảng 20% giáo viên chuyên trách, trên 90% giờ học ơ cấp tiểu học là do giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy nên chất lượng chưa đáp ứng được như cầu, hiệu quả chưa cao.
Chương trình đào tạo ở các cấp học nói chung chủ yếu vẫn thiên về lý thuyết, thụ động một chiều nên chưa thực sự hấp dẫn, luôi cuốn được học sinh-sinh viên; một số nhà trường vẫn còn tình trạng dạy theo kiểu đối phó do tâm lý coi nhẹ môn học này; cơ chế chính sách, công tác tài trợ và xã hội hóa cho hoạt động này cũng còn nhiều hạn chế...
Chú trọng giáo dục thể chất trong trường học sẽ góp phần nâng cao tầm vóc cho các thế hệ trẻ ( ảnh minh họa). |
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Thời gian học sinh ngồi trên ghế nhà trường, từ cấp tiểu học đến bậc đại học được xem là “giai đoạn vàng” của giáo dục thể chất.
Do vậy, nếu hoạt động này được triển khai hiệu quả trong nhà trường sẽ là thành tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc cho các thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục sẽ rà soát lại các yếu kém trong hoạt động này để giải quyết từng vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình. Chẳng hạn như về nội chương trình, diện mạo của môn giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành theo hướng tăng tỷ trọng các môn thể thao tự chọn.
Trên cơ sở khung chương trình chung, việc tổ chức giảng dạy môn học sẽ được thực hiện linh hoạt phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương và tạo sụ hứng khởi cho người học, người dạy.
Bên cạnh việc thiết kế chương trình, ngành giáo dục cũng sẽ chú trọng hơn vào khâu đào tạo giáo viên; tháo gỡ những vướng mắc trong việc triển khai hoạt động xã hội hóa nhằm thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực này.