Sửa đổi Luật Giáo dục đại học:

Để các sản phẩm khoa học trong trường đại học không “cất ngăn kéo”

11:13 23/05/2018
Ranh giới giữa trường-viện/trung tâm vẫn còn hiện hữu. Vì vậy, việc sửa Luật GDĐH năm nay chính là cơ hội tốt để xoá nhoà ranh giới này.

Hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) và khoa học công nghệ (KHCN) ở nước ta vốn được thiết kế theo mô hình Xô Viết, trong đó hệ thống cơ sở GDĐH và viện/trung tâm nghiên cứu được phân tách thành 2 nhóm với 2 nhiệm vụ riêng rẽ: Cơ sở GDĐH thực hiện giảng dạy, viện/trung tâm thực hiện nghiên cứu. 

Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, mô hình kể trên đã bộc lộ rõ sự thiếu hợp lý, hiệu quả và không còn đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Các nhà làm chính sách cũng đã nhận ra vấn đề này, bằng chứng là Luật GDĐH 2012 cũng đã công nhận viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ là một loại hình cơ sở GDĐH; ngược lại, Luật KHCN 2013 cũng đã xem các trường ĐH như là đơn vị NCKH. 

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai, vẫn còn quá nhiều ràng buộc, vướng mắc khiến cho hai hệ thống cơ sở GDĐH và KHCN vẫn còn khá nhiều cách biệt. Nói cách khác, ranh giới giữa trường-viện/trung tâm vẫn còn hiện hữu. Vì vậy, việc sửa Luật GDĐH năm nay chính là cơ hội tốt để xoá nhoà ranh giới này.

Linh hoạt tiêu chí quy đổi, xóa nhòa ranh giới nghiên cứu viên – giảng viên

Về mặt truyền thống, giảng viên ở cơ sở GDĐH có nhiệm vụ giảng dạy là chính. Luật GDĐH 2012 và các văn bản dưới Luật này cũng như dự thảo sửa đổi Luật GDĐH đã đưa thêm nội dung nghiên cứu như là một nhiệm vụ bắt buộc của GV. Song hành cùng với nó, là hệ thống quản lý nghiên cứu viên làm việc tại các Viện/Trung tâm nghiên cứu. 

Một cách lý tưởng, chúng ta nên gộp 2 chức danh này với nhau thành giảng viên – nghiên cứu viên, bởi 2 chức danh này tuy 2 nhưng thực chất là 1. Trong điều kiện hiện tại, khi chưa gộp được thì ít nhất từ phía Luật GDĐH (và các văn bản dưới Luật) cũng cần đưa ra được các điều khoản mở nhằm “giải phóng năng lực nghiên cứu của GV”. 

Cụ thể, quy định hiện hành vẫn quy định giảng viên phải có 270 giờ giảng/năm; điều này thực tế hạn chế những GV có khả năng nghiên cứu tốt; khiến cho họ bị phân tâm giữa đảm bảo chất lượng nghiên cứu và đảm bảo thời lượng giảng dạy trên lớp. 

Việc tính quy đổi kết quả nghiên cứu và giờ hướng dẫn nghiên cứu sinh đâu đó đã được một số trường thực hiện nhưng vẫn chưa được thể chế hoá một cách chính thức. Luật GDĐH sửa đổi cần can thiệp vào nội dung này.

Tương tự, cũng không nên khống chế 1 GS hướng dẫn bao nhiêu nghiên cứu sinh (NCS), nếu ai có điều kiện, năng lực hướng dẫn nhiều thì nên khuyến khích, quan trọng là phải đảm bảo chất lượng đầu ra.

Chúng ta cũng cần có chính sách khuyến khích việc các NCS và học viên cao học có cơ hội tham gia vào hoạt động giảng dạy ngay tại chính nơi mình đang học. 

Việc này một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho NCS và học viên cao học, để họ có điều kiện làm việc toàn thời gian trong trường (thay vì vừa học, vừa làm như thực trạng phổ biến hiện nay); mặt khác, cũng giảm bớt áp lực giảng dạy cho GS hướng dẫn và tập trung thời gian cho nghiên cứu, nếu cần thiết. Đồng thời, các trường ĐH cũng tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cho công tác giảng dạy với mức phí thấp hơn nhiều phải trả cho giảng viên có học hàm PGS, GS.

Khi mở rộng năng lực nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, sinh viên sẽ có thêm nhiều cơ hội nghiên cứu, nâng cao năng lực khoa học

Nên có 1 quỹ phát triển khoa học công nghệ cho giáo dục đại học tương tự NAFOSTED

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH cũng bổ sung quy định: Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan khác quy định hướng dẫn các cơ sở GDĐH thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ.

Hoạt động nghiên cứu KHCN nói chung và nghiên cứu KHCN trong các cơ sở đào tạo ĐH hiện đang bị vướng bởi sự chồng chéo trong quản lý giữa các Bộ, ngành. 

Cụ thể, quy định quản lý của ngành dọc là Bộ KHCN (quản lý đề tài, dự án) và ngành khác là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (quản trí phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất) đang tạo nên thực trạng tại nhiều nơi có phòng thí nghiệm tốt nhưng không có đề tài, một bên có đề tài nhưng không có phòng thí nghiệm. Điều này đang thực sự làm khó với người nghiên cứu khoa học nói chung và giảng viên nghiên cứu khoa học nói riêng.

Nói cách khác, đang có sự lệch pha giữa quản lý cơ sở vật chất phòng thí nghiệm và quản lý đề tài. Nếu Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung lần này được thông qua sẽ giải quyết được cơ bản những “vênh, lệch” trong phát huy tối đa nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ.

Giải pháp cho sự vênh này, có lẽ chúng ta cần cụ thể hóa thành 1 quỹ với cơ chế hoạt động tương tự NAFOSTED, nhưng nội dung cấp tài trợ cần bao gồm cả cấp kinh phí nghiên cứu lẫn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm. 

Đồng thời, các nhà làm chính sách cũng có thể hoạch định ra các lĩnh vực đầu tư ưu tiên trọng điểm trong các giai đoạn xác định nhằm thực sự tạo ra các ngành, chuyên ngành với lực lượng đủ mạnh và đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, xét cho cùng, những kiến nghị trên đây vẫn chỉ là giải pháp mang tính chất ngắn hạn. Về lâu dài, cần thống nhất về các chính sách, cơ chế, hoạt động, tài chính, cơ sở vật chất trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia. Có như vậy, chúng ta mới tận dụng và huy động tổng lực nguồn lực vốn rất hạn chế để tăng cường hiệu quả nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH cũng quy định: Trường ĐH được quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý đối với tác giả và các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ.

Đánh giá về quy định này, TS Phạm Hùng Hiệp nhìn nhận: Đây cũng là điểm mới của Luật. Phân tích tại sao phải có điều khoản này, ông Hiệp cho hay, cùng với cuộc cách mạng 4.0 trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu càng ngày càng có nhiều nghiên cứu gắn với thực tiễn và có khả năng thương mại hóa rất cao. 

Nhiều trường ĐH ở nước ngoài có mô hình gắn với vườn ươm khởi nghiệp để ứng dụng ngay các đề tài nghiên cứu. Đặc biệt một số ngành như công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính có tính ứng dụng rất cao. 

Theo quy định cũ trong luật hiện hành, những công trình, đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng cơ sở vật chất của cơ sở nhà nước thì bản quyền sẽ thuộc về nhà nước hoặc rất khó phân chia lợi nhuận. 

Nhà khoa học hoặc hội đồng nghiên cứu đề tài đó không có quyền tác giả và không được khai thác thương mại. Điều này lý giải vì sao rất nhiều công trình/đề tài nghiên cứu bạc tỉ lâu nay toàn bị lưu kho. 

Nếu chính sách này cởi mở hơn, sẽ trao cho cơ sở cấp quỹ và nhà khoa học có quyền đàm phán với nhau về tác quyền và quyền khai thác thương mại trên cơ sở chia sẻ lợi ích. Cốt lõi của vấn đề nằm ở quyền sở hữu trí tuệ của công trình nghiên cứu. Điều này thực sự cần đặt ra để giải quyết, nhằm đưa các đề tài nghiên cứu đi vào cuộc sống. 

Điều này với các đề tài sử dụng nguồn tài chính từ khu vực tư thì dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Ví dụ, chúng tôi làm với ĐH Thành Tây, nhóm nghiên cứu đàm phán với trường và đưa ra tỷ lệ 75:25 với những công trình trên 1 tỷ. Nếu công trình dưới 1 tỷ, nhóm nghiên cứu sẽ hưởng 100%. 

Thực ra, Luật Sở hữu trí tuệ đã rất cởi mở. Cái vướng ở đây là trong tư duy nhà quản lý các cơ sở đào tạo. Họ “automatic” coi các sản phẩm nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách hoặc cơ sở vật chất của trường (nhà nước) là thuộc quyền sở hữu của nhà nước. 

Việc sở hữu trí tuệ với các đề tài nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo đã được ghi lại tường minh trong Luật GDĐH sẽ là một cơ sở pháp lý tạo bước tiến mới để các nhà khoa học, các trường ĐH chủ động hơn trong việc khai thác thương mại các kết quả nghiên cứu KH. Họ sẽ quyết tâm làm tới cùng để sản phẩm của họ được khai thác thương mại rộng rãi, thay vì làm xong cất ngăn kéo như trước đây.

Phạm Hiệp

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Thạc sĩ - bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang (SN 1992), Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu như: Giải Nhất lĩnh vực Y - Dược trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hà Nội (2022-2023); giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023)... Không chỉ cứu nhiều sinh mệnh sản phụ và trẻ sơ sinh bên bờ “cửa tử”, nữ bác sĩ (BS) còn đam mê nghiên cứu khoa học, mang lại lợi ích to lớn cho các bà mẹ. Nữ BS vừa được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vào sáng 11/5.

Ngày 12/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III (đóng tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, tàu SAR 272 và êkíp đã kịp thời cứu nạn một thủy thủ người nước ngoài bị nạn trên biển vào ngày 11/5.

Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty... ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.

Được biết đến với tính cách hiền lành, mộc mạc, chân chất, Đinh Thanh Trung có thể xem như hình tượng đối với nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam. Nhưng ma tuý đã khiến Quả bóng Vàng Việt Nam 2017 sụp đổ.

Theo văn bản số 5490/VP-TNMT của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khắc phục sự cố môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải (LHXLCT) Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu xử lý chất thải tập trung của TP Hà Nội.

Những tháng qua, trên phạm vi cả nước, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ trong nước và nước ngoài. Các đối tượng lợi dụng triệt để mạng xã hội, như Facebook, Zalo... để hoạt động phạm tội khiến việc phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tối 10/5 (giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Mặc dù vậy, quan điểm giữa các bên vẫn còn khá cách biệt.

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Bất chấp làn sóng lên án và phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, chính phủ và quân đội Israel tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch tấn công bộ binh vào TP Rafah đông dân cư ở phía Nam Gaza.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文