Dịch vụ học hộ thi thuê nở rộ trên mạng xã hội Facebook

13:57 01/12/2016
Tìm kiếm cụm từ “học hộ, thi hộ”, trong số kết quả trả về có hàng chục hội nhóm, diễn đàn Facebook, kín có, mở có, phục vụ “thị trường” này. Có cung ắt có cầu, thị trường này luôn sôi động và rất tấp nập, có hội nhóm thu hút tới vài chục ngàn thành viên.

Tràn lan công khai

Chuyện học hộ thi thuê đã diễn ra khá phổ biến và ngày càng công khai, cũng không khó để tìm được một nhóm học hộ thi hộ trên trang mạng xã hội Facebook.

Tìm kiếm cụm từ “học hộ, thi hộ”, trong số kết quả trả về có hàng chục hội nhóm, diễn đàn Facebook, kín có, mở có, phục vụ “thị trường” này. Có cung ắt có cầu, thị trường này luôn sôi động và rất tấp nập, có hội nhóm thu hút tới vài chục ngàn thành viên. 

Không chỉ dừng lại các đối tượng thuê là các sinh viên, đa số các khách hàng tiềm năng lại là các học viên cao học, tại chức, văn bằng 2. Bất cứ học viên, sinh viên nào muốn người khác “thế thân” trên lớp, chỉ việc vào diễn đàn đăng lời rao kèm số điện thoại, chỉ vài phút sẽ có người nhận việc.

Không chỉ thuê học 1 buổi, 1 ngày, mà thậm chí hiện giờ đã nâng dịch vụ lên trọn gói với toàn khoá học. Giá của một buổi học hộ thường dao động từ 70.000 đồng tới 80.000 đồng một buổi, có thể lên tới 100.000 đồng đối với những người có nhu cầu chép bài hoặc thời gian buổi học kéo dài trên 3-4 tiếng đồng hồ. 

Rất nhiều lời rao tìm người học, làm bài tập và thi hộ trên facebook.

Nhiệm vụ chính của người đi học hộ là điểm danh, tuy nhiên nếu có những bài kiểm tra và trả lời câu hỏi khi giảng viên yêu cầu cũng là công việc của người học hộ. 20.000 đồng là mức giá mà người thuê sẽ phải trả cho người học hộ khi có bài kiểm tra điều kiện.

Những người làm dịch vụ học hộ này đa số là những sinh viên kiếm thêm thu nhập và những sinh viên đã tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm. “So với những việc làm thêm như bán hàng, gia sư, bưng bê phục vụ tại các quán ăn thì việc học hộ nhàn nhã hơn rất nhiều, em chỉ cần ngồi chờ điểm danh mà mỗi tháng thu nhập được 1- 3 triệu đồng.” – nickname T.Cat- sinh viên năm 3 Đại học Công Nghiệp Hà Nội chia sẻ.

Tự siết chặt quản lý

Tham gia vào một nhóm kín mang tên “Thi hộ-Học hộ” có hơn 14.000 thành viên trên mạng xã hội facebook, tôi đã không khó để thấy được những lời rao tìm người học hộ, tìm người làm luận văn, tiểu luận, bài tập về nhà. Có cả một số lời cảnh báo các bạn sinh viên cẩn thận với một số trường “đang càn quét” người học hộ.

Một ca “tai nạn” cười ra nước mắt khi thuê người học hộ, thi hộ.

Vừa qua, các thành viên của diễn đàn này xôn xao trước việc một số người được thuê học hộ bị bắt và đình chỉ học đối với người thuê học hộ tại trường Đại học tài chính và ngân hàng Hà Nội. 

Trước thông tin trên, chúng tôi đã liên hệ với trường Đại học tài chính và ngân hàng Hà Nội, đại diện nhà trường- Ông Nguyễn Văn Ràng, Phó Trưởng phòng quản lý đạo tạo đã xác nhận và cho biết : “Đúng là thời gian qua chúng tôi có tiến hành liên tục kiểm tra đột xuất và bắt được nhiều trường hợp sinh viên học hộ, có cả thẻ sinh viên giả. Việc điểm danh liên tục trước, sau, giữa buổi được ngay cả giảng viên và văn phòng đạo tạo thực hiện không có giờ giấc quy định cụ thể trong buổi học. Chúng tôi đã có những xử lý nghiêm với những trường hợp này, đối với sinh viên của trường sẽ có hình thức kỷ luật cảnh cáo lần một, nếu tiếp diễn sẽ đình chỉ hoặc buộc thôi học. Đối với những đối tượng học thuê, đa số là các em sinh viên nghèo và học giỏi, nên chúng tôi đã có danh sách gửi công văn về các trường với mục đích răn đe các em, nếu tái phạm thì chúng tôi sẽ mạnh tay hơn”.

Theo ông Ràng, quan điểm của nhà trường sinh viên thuê người đi học hộ là hành vi, quan niệm học tập rất không tốt, sai hoàn toàn nội quy, quy chế học tập. Trong quá trình học tập một đơn vị tín chỉ, sinh viên có thể được nghỉ học một tỷ lệ nhất định là không quá 20% tổng số tiết môn học (vì những tình huống bất khả kháng).

Hiện tại, trường đã đưa hình thức điểm danh bằng vân tay vào thực hiện quản lý hệ số chuyên cần của sinh viên. Khi sinh viên quét dấu vân tay, máy sẽ hiện lên một số thông tin cá nhân của sinh viên và lưu giữ ngày giờ sinh viên đến lớp. Trong trường hợp, buổi đó, sinh viên không có giờ học nhưng nếu sinh viên “cố ý” quét thì máy cũng sẽ báo là sinh viên đó không có giờ học

Nói về nguyên nhân sinh viên không đến lớp mà bỏ tiền ra thuê người học hộ, ông Ràng cho rằng “do ý thức của sinh viên kém”. Theo ông, học theo hình thức tín chỉ là học theo chương trình của từng cá nhân, nên ngay trong một lớp, có thể sinh viên không biết hết nhau. Sinh viên lợi dụng đặc điểm “không biết mặt nhau” này để có thể thuê người trà trộn vào lớp học hộ. Tuy nhiên, ông cho rằng: “Đây chỉ là những trường hợp cá biệt, không thể xem là nhược điểm chung của đào tạo theo học chế tín chỉ”. Để hạn chế hiện tượng trên, sau khi có thông tin về hiện tượng học hộ, Nhà trường tiếp tục quán triệt đến các khoa về trách nhiệm của khoa trong quá trình đào tạo; trách nhiệm từng giảng viên trong quá trình lên lớp.

Cảnh báo

Dễ dàng tìm kiếm được người học hộ như vậy, tuy nhiên nhiều người đã phải đối mặt với những tình huống trớ trêu “cười ra nước mắt” với việc thuê người học hộ. 

Không chỉ phải trả tiền thuê người học, trong trường hợp xấu nếu bị bắt còn có thể bị đình chỉ thi hoặc buộc cho thôi học, bên cạnh đó người thuê học hộ còn có thể phải đối mặt với tình huống gặp lừa đảo học hộ. Cũng vì tin tưởng vào những người mình chưa từng quen biết, không biết rõ về họ, nên chính những người đi thuê học hộ, thi thuê cũng gặp phải những chuyên gia lừa đảo khi tin tưởng, giao tiền mà không biết họ là người như thế nào, năng lực ra sao.

Thu Trang

Ngày 2/6, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Sóc Trăng, trong đó có tình trạng nhiều hồ sơ bị từ chối không đúng quy định.

Pháp và Đức hôm 28/5 đã đưa ra gợi ý nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của hai nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, những nơi phát động các đòn tấn công vào Ukraine. Ngay lập tức, phía Nga cảnh báo phương Tây “đừng đùa với lửa”, vì hành động như thế có thể khiến cuộc chiến leo thang nguy hiểm.

Đây là quan điểm được chuyên gia phân tích chính trị quốc tế người Nga Grigory Trofimchuk, người đã có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, đưa ra trong bài viết mang tiêu đề “Việt Nam: Thể chế xã hội chủ nghĩa tôn trọng quyền con người” được đăng tải trên Báo “Độc Lập”, chuyên trang phân tích chính trị, thời sự hàng đầu của Nga.

Nghệ sĩ công chức có lẽ là một danh từ xa lạ với nhiều người nhưng trong thực tế, đó lại là một tình trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Để chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường sống, TP Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ cải tạo nhiều tuyến kênh rạch như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), kênh Tham Lương - Bến Cát- rạch Nước Lên, kênh Hàng Bàng, rạch Bà Tiếng, kênh Hy Vọng…

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 và đang tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV. Đây là một dự luật được dư luận đặc biệt quan tâm bởi các quy định trong luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ, quyền lợi của người lao động và nhiều đối tượng khác.

UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau hội nghị kiểm điểm năm 2023 của Ban Cán sự đảng và tập thể lãnh đạo UBND TP đối với nội dung “còn để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại một số quận, huyện; nguồn nước không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc cho người dân”.

Để giảm áp lực lên tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành tín phiếu để điều tiết lượng tiền đồng dư thừa, đồng thời thực hiện bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường, song, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc tính đến việc nâng lãi suất tiền đồng để hạ nhiệt tỷ giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文