Điểm thi THPT quốc gia 2018: Phổ điểm thấp gợi mở điều gì của kì thi "2 trong 1"?

19:32 11/07/2018
Ngày 11-7, 63 cụm thi trên cả nước đồng loạt công bố kết quả điểm thi THPT quốc gia 2018. Kết qủa cho thấy, điểm thi năm nay đúng như dự báo trước, đó là điểm 10 cực kỳ hiếm ở các môn. Ngoài ra, điểm thi môn Lịch sử và môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) ghi nhận thực tế tiếp tục mang màu sắc "ảm đạm" vì có phổ điểm thấp nhất.  


Chấm dứt "mưa điểm 10"

Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2018 có 925.964 thí sinh (TS) đăng ký dự thi, tăng gần 60.000 TS so với năm 2017. Trong đó, tăng nhiều nhất vẫn là học sinh lớp 12, số thí sinh tự do tăng gần 24.000.

Năm 2017 được đánh giá là nhiều môn có "mưa" điểm 10 và có đến 4.153 bài thi đạt 10, điểm 10 gần như phủ khắp cả nước. Nhiều nhất là môn Hóa học với trên 1.500 bài thi, kế đến là Ngoại ngữ với trên 1.000 điểm 10, thấp nhất là môn Ngữ văn chỉ có 1 điểm 10. Trong đó Hà Nội có 621 bài thi đạt điểm 10, TP. HCM có tổng cộng 453 thí sinh đạt điểm 10, Thanh Hóa có khoảng 400 điểm 10, Nghệ An có 207…

Ngay khi rời khỏi phòng thi môn lịch sử tại khu vực TPHCM, thí sinh tranh luận rất nhiều về câu hỏi có độ khó khác nhau trong mã đề.

Sở GD-ĐT Hà Nội công bố từ 621 bài thi điểm 10 (năm 2017) dẫn đầu cả nước nhưng năm nay chỉ còn 46 bài thi (tiếng Anh nhiều nhất với 28 điểm 10, giáo dục công dân (GDCD) 11, địa lý 4, các môn lý, hóa, sinh cùng có 1 điểm 10). Đáng nói là số bài thi bị điểm liệt của sở này khá thấp, chỉ có 491 bài thi. Cụm thi này có hơn 79.625 TS đăng ký dự thi, trong đó có 4.167 TS tự do. 

Năm 2017, Sở GD-ĐT TP. HCM đứng thứ 2 cả nước khi có tổng cộng 453 thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối (trong đó môn toán: 19 thí sinh; ngoại ngữ: 214; lịch sử: 1; hóa: 139; lý: 4; GDCD: 15; sinh: 56). Duy nhất có môn ngữ văn là không có điểm 10. Ngược lại, sở GD -ĐT TPHCM thống kê, cũng có đến 2.104 TS bị điểm 0 (môn toán nhiều nhất với 598 điểm 0; môn văn có: 2; môn lịch sử: 227; môn ngoại ngữ: 369; địa lý 21 TS...).

Năm 2018 dù lượng TS dự thi tăng nhưng điểm 10 cực kỳ hiếm. Môn Toán chỉ có 1/77.918 bài thi đạt điểm 10; môn Ngữ văn có 78.017 bài thi nhưng không có điểm 10; môn Vật lý: 48.926 bài thi và không có điểm 10; môn Hóa: 49.928 bài thi nhưng không có điểm 10; môn sinh học có 49.141 bài thi nhưng không có điểm 10; môn Ngoại ngữ: 19/69.411 bài thi đạt điểm 10; môn Sử: 27/ 941; môn địa lý có 7.088 bài thi và không có điểm 10; môn GDCD: có 19/ 22.918 bài thi đạt điểm 10. Như vậy, năm 2018 TP. HCM chỉ có 39 điểm 10, giảm 414 điểm 10 so với năm 2017.

Ngược lại, năm 2018 số TS bị điểm liệt (dưới 1 điểm) của TP. HCM cũng tăng hơn: 2.449 TS so với 2.104 TS bị điểm 0 của năm 2017. …

Thanh Hóa năm 2017 đứng thứ 3 cả nước khi có hơn 400 bài thi đạt điểm 10. Tuy nhiên, năm nay chỉ có 9 bài thi đạt điểm 10 và tập trung ở môn GDCD. Những môn còn lại không có điểm 10.

Nghệ An năm 2017 đứng thứ 4 cả nước về điểm 10 nhưng nay giảm còn 11 bài thi đạt điểm 10 ở các môn: hóa: 5 điểm 10; địa lý: 3; GDCD: 2 và tiếng Anh: 1…

"Ảm đạm" điểm thi môn Ngoại ngữ, lịch sử

Kể từ năm 2015 đến nay (từ khi thực hiện thi 2 chung), điểm thi môn ngoại ngữ (tiếng Anh) và môn lịch sử không có gì khởi sắc. Thậm chí có chiều hướng ảm đạm hơn hơn khi phổ điểm dưới trung bình càng tăng.

Nếu so sánh đề thi “2 chung”, xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học (ĐH), với đề thi lịch sử của thời “3 chung”, chung đợt - chung đề - chung kết quả, thì hoàn không phù hợp vì đề thi môn lịch sử của “3 chung” là đề thi tuyển sinh đại học (ĐH). Còn đề thi THPT quốc gia theo tính toán của Bộ GD-ĐT là 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức nâng cao để phân hóa thí sinh. Năm 2015 số thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên chiếm khoảng 62%. Sang năm 2016 tụt xuống dưới 40% và năm 2017 nhích lên khoảng 47%. Tuy nhiên, với kết quả thi năm nay thì môn lịch sử số TS đạt từ 5 điểm trở lên của cả nước đã giảm mạnh so với năm 2017. 

Cùng với môn lịch sử thì môn tiếng Anh cũng vậy. Phổ điểm môn tiếng Anh của TP. HCM từ 3,2 - 4,8 điểm, Nam Định: từ 1,8 - 4,2 điểm, Thanh Hóa: từ 2 - 4,2 điểm, Hà Nội tập trung từ 2,2 - 4,8. 

Nhìn lại thống kê phổ điểm từ khi thi “2 chung” chúng ta không khỏi lo lắng. Trong các năm 2015, 2016, 2017 số thí sinh dự thi môn tiếng Anh đạt từ 5 điểm trở lên lần lượt là khoảng 22%, 17%, 38%. Trong khi đó, với kết quả điểm thi năm nay của môn tiếng Anh thì tỉ lệ TS đạt 5 điểm trở lên sẽ giảm hơn so với năm 2017. Cụ thể, Hà Nội số TS dưới điểm trung bình môn tiếng Anh dẫn đầu là 44.425 TS , TPHCM là 35.515TS , Thanh Hóa là 27.363 TS.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, để lý giải được nguyên nhân môn tiếng Anh và môn lịch sử luôn “dẫn đầu” với kết quả thi dưới 5 điểm quá nhiều, dù đề thi đảm bảo 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức nâng cao, cần phải mổ xẻ và nhìn thẳng vào thực tế. Không thể có chuyện 60% kiến thức cơ bản mà cả nước chỉ có chưa đến khoảng 30-40% TS đạt từ 5 điểm trở lên. Hơn nữa với cách thi và học như hiện nay, thì việc TS chỉ đảm bảo không đủ điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) để xét tốt nghiệp thì việc học sử, dạy sử hay ngoại ngữ là rất đáng báo động.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã có nhận xét: một kỳ thi sử dụng cho hai mục đích sẽ thực sự là quá khó cho những người ra đề để đánh giá. Điều kiện kinh tế - xã hội ở những khu vực khác nhau cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, trong khi đó đề thi phải được phù hợp cho tất cả khu vực cũng là vấn đề khó khăn tiếp theo. 

Song vấn đề có nên duy trì một kỳ thi để đánh giá hay không, theo quan điểm của ThS Phạm Thái Sơn thì vẫn phải duy trì vì nếu không có khâu kiểm tra đánh giá, sẽ khó có động lực học tập từ học sinh cũng như không đánh giá được hiệu quả của quá trình dạy học. 

Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, về việc tự chủ trong tuyển sinh của các trường ĐH thì vấn đề tuyển sinh là của các trường chứ không phải của Bộ và vấn đề này đã được nói đến rất nhiều lần, tuy nhiên trong điều kiện thực tế thì không phải trường ĐH nào cũng có thể tổ chức tuyển sinh riêng.

 PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP HCM cũng đánh giá: kỳ thi THPT quốc gia phù hợp trong thời điểm hiện nay sau khi thay thế kỳ thi "3 chung" vì nó giảm áp lực cho TS, từ hai kỳ thi xuống còn một kỳ thi. 

Tuy nhiên, xét ở góc độ tuyển sinh của các trường ĐH thì có sự khác nhau. Như tại Trường ĐH Luật TP HCM, kỳ thi THPT chỉ là 1 trong 3 thành phần để xét tuyển và kỳ kiểm tra năng lực do trường tổ chức mới là thành phần trọng yếu để đánh giá năng lực TS vào học ĐH và phù hợp với ngành nghề. 

H.Nga-T.Thanh

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào khoảng 7h45 sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 1 thi thể trên sông.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文