Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận:

Giải đáp nhiều băn khoăn về kỳ thi THPT quốc gia

10:50 24/12/2014
Sáng 23/12, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và lãnh đạo một số Vụ, Cục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có buổi giao lưu trực tuyến tại tòa soạn Báo Điện tử Vnexpress. Những băn khoăn của phụ huynh, học sinh đến kỳ thi THPT quốc gia vẫn là đề thi, nội dung thi, cách tính điểm và xét tuyển của các trường đại học.
>> Chính sách ưu tiên, tuyển thẳng trong kỳ thi THPT quốc gia 2015

Liên quan đến thắc mắc về việc tổ chức theo cụm làm phát sinh tốn kém cho xã hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, chúng ta giảm được một kỳ thi thì sẽ giảm được kinh phí rất lớn để tổ chức hội đồng ra đề, kinh phí in sao, vận chuyển, bảo mật, chi cho các lực lượng đảm bảo an toàn, bí mật, thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở của thí sinh và phụ huynh.

Đối với các em chỉ thi để xét công nhận tốt nghiệp sẽ thi 4 môn - số lượng bài thi như những năm trước. Bộ GD&ĐT chủ trương, thí sinh không phải nộp lệ phí thi. Chi phí phát sinh về di chuyển thì ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ. Các địa phương sẽ tổ chức đưa học sinh đến điểm thi an toàn, thuận lợi.

Những thay đổi trong phương án thi cử sẽ phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.

Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ khoản tiết kiệm được do bỏ một kỳ thi. Trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, kinh phí chi từ ngân sách bình quân là 400.000 đồng mỗi cháu. Với khoảng 1 triệu học sinh, ngân sách phải chi khoảng 400 tỷ, nay chỉ có khoảng 20% có nhu cầu thi tốt nghiệp, sẽ giảm được khoảng 320 tỷ đồng. Một phần trong khoản tiết kiệm này sẽ được dùng để hỗ trợ học sinh chỉ thi tốt nghiệp.

Trước lo ngại về việc cộng điểm của các kỳ học phổ thông sẽ nảy sinh ra tiêu cực, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Mai Văn Trinh trả lời: Từ năm 2014 đã sử dụng kết hợp điểm thi 4 môn với điểm trung bình học tập lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp. Việc sử dụng phối hợp điểm học tập với điểm thi để xét tốt nghiệp cũng giúp học sinh tránh được những rủi ro khi chỉ tính điểm thi để xét tốt nghiệp như những năm trước.

Vì sao chọn thang điểm 20, với việc dự kiến mở rộng thành thang điểm 20 chấm đến 0,25, thang điểm được chia dày hơn (thang điểm 10 là 40 mức, thang điểm 20 là 80 mức) thì những kết quả trung gian mà thí sinh làm được sẽ được chấm và ghi điểm, có lợi cho thí sinh. Mở rộng thang điểm cũng hỗ trợ tốt hơn cho các trường ĐH-CĐ sử dụng trong tuyển sinh.

Về nguyện vọng, nếu rớt nguyện vọng 1, đăng ký nguyện vọng 2 ở một trường khác, thì điểm chuẩn có tăng lên không? Cục trưởng Mai Văn Trinh cho hay, dự thảo quy chế quy định điểm trúng tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước. Khác với những năm trước, trong kỳ thi THPT quốc gia sau khi có kết quả thi thí sinh mới lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH phù hợp với kết quả thi của mình. Phần mềm quản lý thi cũng sẽ cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình tuyển sinh của các trường để thí sinh biết, cân nhắc thay đổi, lựa chọn đăng ký xét tuyển. Cách làm này tạo thuận lợi cho thí sinh góp phần khắc phục tình trạng thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn có thể trượt ĐH như những năm trước đây. Từ năm 2015, các em thi trước, trên cơ sở kết quả đó mới cân nhắc lựa chọn xét tuyển vào các trường phù hợp.

Lo ngại về quy chế mới, mỗi thí sinh có đến 16 cơ hội đậu vào các trường ĐH, CĐ, hầu như mọi thí sinh đều có chỗ trong một trường nào đó, vậy có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, nguyện vọng đăng ký vào trường khác với chỉ tiêu. Các cháu có thể đăng ký là tăng cơ hội cho các cháu, còn có vào hay không dựa vào kết quả điểm. Chỉ tiêu tuyển sinh của các nhà trường sẽ được xác định căn cứ trên các điều kiện đảm bảo chất lượng. Cụ thể là căn cứ vào số lượng giáo viên cơ hữu nhà trường hiện có, diện tích xây dựng tính trên đầu sinh viên, đảm bảo cho việc dạy và học cũng như ăn ở của sinh viên. Dựa trên chỉ tiêu này nhà trường sẽ xét các cháu từ điểm cao nhất xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Vì vậy không có chuyện buông lỏng chất lượng và "thượng vàng hạ cám".

Thu Uyên

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文