Giải pháp "4 tại chỗ" ngăn chặn ma túy học đường

11:48 04/07/2021
Hiện tội phạm và tệ nạn ma túy học đường vẫn đang là mối đe dọa ảnh hưởng đến sự an toàn của học sinh, sinh viên. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh, đã có em học sinh "bán ma túy đa cấp" và trở thành tội phạm.

Mặt khác, nhiều đối tượng đã dùng ma túy để lôi kéo, tấn công vào giới trẻ là một hồi chuông cảnh báo các nhà trường và ngành giáo dục cần phải có giải pháp đồng bộ để ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn và tội phạm ma túy thâm nhập vào học đường.

Hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2021, PV đã có cuộc trao đổi với Trung tướng, GS Nguyễn Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Học viện CSND, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (Đại học Quốc gia Hà Nội) về vấn đề này.

PV: Tội phạm và tệ nạn ma tuý luôn là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng lớn tới giới trẻ. Nhận định của ông ra sao về thực trạng này?

Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm: Năm 1998, khi Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma tuý, thống kê trên toàn quốc chỉ có khoảng 50.000 người nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát thì đến cuối năm 2020, con số đã lên khoảng gần 24 vạn người. Với số lượng lớn như vậy, có thể nói ma tuý đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, trong đó có nhà trường, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Nếu như trước đây, ma tuý truyền thống chủ yếu là thuốc phiện, heroin thì hiện nay chủ yếu là ma tuý tổng hợp. Gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ học sinh, sinh viên ngoài sử dụng ma tuý còn buôn bán ma tuý. 

Tháng 8/2020, Công an tỉnh Ninh Bình đã khám phá vụ án 2 học sinh một trường THPT bán ma tuý thông qua facebook theo dạng bán hàng đa cấp. Điều này nguy hiểm trong vấn đề an ninh mạng và an ninh ma tuý học đường khi chúng liên kết với nhau. 

Mới đây, Công an thành phố Đà Nẵng cũng bắt được 2 nữ sinh đi bán ma tuý. Điều đó cho thấy số lượng người nghiện cũng như tội phạm ma tuý không chỉ ở ngoài xã hội mà đã xuất hiện cả trong môi trường học đường.

Trung tướng, Giáo sư Nguyễn Xuân Yêm.

PV: Việc phòng, chống ma túy học đường hiện đang gặp những khó khăn gì, thưa ông?

Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm: Ma tuý bên cạnh tác hại thì chúng có tác dụng nhất thời trong việc kích thích, tăng cảm giác, thanh niên dễ tò mò tìm đến sử dụng. Với ma tuý tổng hợp hiện nay, người sử dụng nghiện rất nhanh. 

Gần đây, đã phát hiện những đối tượng ở Lâm Đồng pha ma tuý vào trà sữa bán cho học sinh, sinh viên. Các đối tượng buôn bán ma tuý trong xã hội lợi dụng tính tò mò, dễ tìm hiểu của học sinh, sinh viên để đưa ma tuý vào nhà trường.

Quản lý trong nhà trường nhiều nơi chưa coi trọng, chỉ chuyên tâm vào công tác giáo dục, trong khi kĩ năng sống, kĩ năng phòng ngừa tệ nạn chưa được chú ý.

Từ rất nhiều vấn đề nêu trên cho thấy công tác phòng ngừa tệ nạn ma tuý trong môi trường học đường đang gặp rất nhiều khó khăn và tệ nạn ma tuý có xu hướng gia tăng.

PV: Ông có đề xuất giải pháp gì để việc phòng, chống tội phạm ma tuý học đường hiệu quả, khả thi?

Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm: Để phòng, chống ma tuý trong nhà trường, ngoài giải pháp chiến lược quốc gia phòng, chống ma tuý Chính phủ đã nêu, đối với nhà trường, chúng ta nên học tập những kinh nghiệm giải quyết rất thành công mối đe dọa an ninh phi truyền thống - dịch COVID-19, đó chính là phương châm 4 tại chỗ, trong đó trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó, hiệu trưởng của các trường là người trực tiếp chủ trì, phối hợp và có trách nhiệm trong vấn đề này.

Điểm thứ hai mà chúng ta phải làm tốt là công tác tuyên truyền và giáo dục thế hệ trẻ nhận biết được những nguy cơ, những phương thức mà tội phạm ma tuý sử dụng để đưa ma tuý vào trong nhà trường. 

Ở đây, công nghệ hiện đại xuất hiện thì mối đe dọa về an ninh mạng xã hội và tội phạm ma tuý đã có những điểm gắn kết với nhau. Các cơ quan chức năng phải hiểu điều đó để sử dụng mạng xã hội trong việc phòng ngừa, không chỉ đối với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống, ngăn ngừa thông tin xấu độc mà còn phải giải quyết những vấn đề như buôn bán ma tuý, buôn bán đa cấp trên mạng xã hội…

Vấn đề thứ ba, chúng ta tổ chức ký cam kết trong các nhà trường, trong bản thân các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên với nhau. Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan giáo dục đào tạo với các ngành Công an, Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều nghị quyết liên tỉnh, kí với Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và một số bộ, ngành để bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đặc biệt là giải quyết vấn đề phòng, chống ma tuý trong nhà trường. 

Với phương châm 4 tại chỗ, vai trò của các thầy cô giáo, của nhà trường, của đoàn, hội, của các tổ chức trong nhà trường và bản thân mỗi học sinh, sinh viên sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Cùng với đó là sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội và các cơ quan chức năng.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Trung tướng!

Thảo Trang (thực hiện)

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文