Giảm áp lực, bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên

08:42 15/12/2018
Liên tiếp những vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo do sử dụng hình phạt không đúng đối với học sinh gây bức xúc dư luận xã hội trong thời gian qua đều bắt nguồn từ việc giáo viên thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là việc bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về vấn đề này hiện vẫn đang là “khoảng trống” trong các nhà trường.


Cô giáo Nguyễn Hiền Lương, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ: Trước khi tham gia chương trình “Thầy cô chúng ta đang thay đổi”, bản thân cô vẫn thường hay quát mắng, dọa nạt học trò khi các em có những hành vi không đúng.

Tuy nhiên, sau một tháng may mắn được tham dự khóa tập huấn về giá trị sống, kỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống trong lớp học, bản thân cô đã thay đổi, được tiếp thêm nguồn cảm hứng tích cực, sáng tạo.

Theo cô Nguyễn Hiền Lương, một trong những giá trị lớn nhất mà cô lĩnh hội được sau khi tham gia khóa tập huấn là nhận thức rõ về cách sử dụng hình phạt trong giáo dục. Thực tế cho thấy, hình phạt là sự bế tắc của phương pháp giáo dục. Nếu chỉ dùng kỷ luật thép để đưa học sinh vào khuôn khổ thì thật khó để học sinh cảm nhận được tình thương thật sự của thầy cô.

Bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng xử lý tình huống vẫn đang là “khoảng trống” trong các nhà trường.  Ảnh minh họa

Tuy vậy, điều đáng tiếc là cơ hội để các thầy cô được tham gia vào các khóa tập huấn, đặc biệt là tập huấn về kỹ năng sử dụng hình phạt kỷ luật tích cực hiện chưa nhiều, nếu không muốn nói là hầu như chưa có.

Nhận thức được kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là trong mối quan hệ với học sinh là điều hết sức cần thiết, nhiều trường tư thục tại Hà Nội đã bước đầu có những “đầu tư” khá bài bản. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nương, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Ban Mai (Văn Quán-Hà Nội), lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ để giúp giáo viên nhận thức được ý nghĩa, vai trò của mình khi đứng trước học sinh.

Ngoài việc đào tạo giúp thầy cô kiểm soát bản thân thì ở trường còn triển khai chương trình “The Leader in me” với 7 thói quen: “Sống chủ động; Bắt đầu với mục tiêu; Ưu tiên việc quan trọng; Tư duy cùng thắng; Hiểu rồi được hiểu; Hợp lực; Rèn giũa bản thân”.

Mục đích của chương trình này là giúp giáo viên và học sinh sống chủ động và biết cách phản ứng với từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức buổi đọc những cuốn sách chung, từ đó giúp thầy cô hiểu rằng, mình muốn dạy được học sinh thì phải học suốt đời. 

“Nhà trường cũng đề ra mục tiêu giáo dục như trường học bình tĩnh, lớp học bình tĩnh, thầy cô bình tĩnh. Với mục tiêu như thế, hàng tháng nhà trường sẽ có chiến dịch cụ thể để thực hiện. Ví dụ, thầy cô chào hỏi học sinh, học sinh chào hỏi thầy cô, tăng cường việc làm tích cực sẽ hướng đến điều tốt đẹp cho nhau. Việc làm đó giúp giáo viên và học sinh đến trường luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

Đầu mỗi năm học, các thầy cô cùng học sinh xây dựng bộ quy tắc ứng xử của lớp học. Cách xây dựng là cô và trò bàn bạc với nhau về mục tiêu hướng tới và giá trị mong đợi là gì, cùng nhau làm tốt điều gì? Mỗi khi có xung đột hay khúc mắc, thầy cô đều quay lại giá trị mà các con cùng hướng đến để ứng xử và giải quyết với nhau dựa trên tuyên ngôn của lớp. Lớp nào cũng có một bộ quy tắc ứng xử riêng” - bà Nương cho biết.

Theo NGND, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, việc bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên vẫn đang là “khoảng trống” trong các nhà trường, đặc biệt là hệ thống trường công.

“Hiện nay, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên trong các nhà trường vẫn chủ yếu nặng về kiến thức chuyên môn. Các đợt tập huấn nếu có tổ chức cũng chỉ là nội dung, phương pháp dạy học chứ không đề cập đến các kỹ năng xử lý tình huống, đặc biệt là các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Trong khi đó, những vi phạm của một số giáo viên trong việc xử phạt học sinh gây bức xúc dư luận thời gian qua cũng có phần bắt nguồn từ sự thiếu hụt các kỹ năng này”-PGS Nguyễn Võ Kỳ Anh nói.

Theo đề xuất của vị chuyên gia này, trong thời gian tới ngành giáo dục nói chung, các trường học nói riêng cần chú trọng tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên, hãy cho giáo viên môi trường, cơ hội để thay đổi, để trở thành những người thầy chuẩn mực.

Nhấn mạnh việc bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên, đặc biệt là phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là hết sức cần thiết, TS Trần Thành Nam, Trưởng Khoa Tâm lý, Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cũng cho rằng: Cách xử phạt truyền thống khi học sinh phạm lỗi hiện đang được nhiều giáo viên sử dụng là dùng hành vi và dùng lời nói làm cho học sinh sợ hãi, đau đớn, xấu hổ để không tái phạm hành vi.

Trong khi đó, hình phạt tích cực (kỷ luật tích cực) hiện đang được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến áp dụng- lại chỉ ra cho trẻ thấy mình mất cơ hội, mất quyền lợi nếu phạm lỗi. Thời gian qua, một số giáo viên của chúng ta cũng đã được tiếp cận với “kỉ luật tích cực” nhưng áp dụng kỷ luật tích cực phải có điều kiện.

Nguyên tắc phạt tích cực muốn đạt được hiệu quả phải dựa trên 3 chữ gồm có liên quan, tôn trọng và hợp lý. Chẳng hạn, một đứa trẻ lớp 5 vứt rác ra lớp học bừa bãi, cô giáo phạt một tuần dọn nhà vệ sinh của trường.

Hình phạt có thể liên quan vì trẻ làm mất vệ sinh thì phải dọn vệ sinh nhưng không tôn trọng đứa trẻ (nếu dọn nhà vệ sinh gắn tạo cảm giác xấu hổ cho trẻ) cũng không hợp lý với lỗi trẻ gây ra (1 tuần quá nặng). Hình thức phạt có liên quan, tôn trọng và phù hợp trong trường hợp này có thể là “Con làm bẩn ra lớp nên con sẽ phải ở lại cuối giờ hôm nay để dọn những gì con đã làm bẩn".

Huyền Thanh

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文