Gian lận thi cử Hà Giang: Trò giễu nhại xưa nay chưa từng có!

12:59 18/07/2018
Từ phát hiện chấn động liên quan đến sai phạm thi THPT quốc gia ở Hà Giang, người ta mới phải bừng tỉnh hỏi nhau: Đấy liệu đã phải là con voi duy nhất và những lỗ kim duy nhất trong hệ thống giáo dục này? 




Xét về mặt chiết tự thuần tuý, cái tên Vũ Trọng Lương đang "nổi như cồn" ít nhiều khiến chúng ta nhớ đến cái tên Vũ Trọng Phụng - ông vua phóng sự Bắc kỳ, bậc thầy của chủ nghĩa giễu nhại trong văn học hiện đại Việt Nam. 

Xin tạ lỗi với tiền nhân họ Vũ, vì đặt tên tuổi người bên cạnh một kẻ hậu thế họ Vũ khác có thể là một sự xúc phạm ghê gớm đối với người. Nhưng thực tình, nếu những năm 30 - 40 của thế kỷ 20, người giễu nhại, châm biếm trong văn chương thì bây giờ đây, kẻ hậu thế họ Vũ lại đang giễu nhại, mà giễu nhại một cách sâu sắc và cay đắng ngay trong chính cuộc đời thực của mình. 

Thử nghĩ xem, một phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng, người lẽ ra phải quản lý và đảm bảo chất lượng thi cử hơn ai hết rốt cuộc lại là người "lừa dối hơn ai hết" - đấy chẳng phải là một sự giễu nhại ghê gớm đối với guồng máy của một sở Giáo dục và Đào tạo đó sao? 
Ảnh soha.vn

Thử nghĩ xem, chỉ cần 6 giây để biến một bài thi điểm 1 thành điểm 9, và chỉ cần hơn 2 tiếng để hoá kiếp cho hơn 300 bài thi của hơn 100 thí sinh tỉnh nhà - cái điều mà không ai có thể hình dung, tưởng tượng được, đấy chẳng phải cũng là một sự giễu nhại ghê gớm với cả một hệ thống bảo mật bài thi, cùng một đội ngũ thanh tra, giám sát quá trình chấm thi tại một địa phương sao? 

Và thử nghĩ xem, nhờ sự hoá kiếp bậc thầy kia mà những thí sinh lẽ ra trượt tốt nghiệp phổ thông suýt chút nữa lại trở thành những thủ khoa đại học, nghĩa là có thể biến những "số phận 1 điểm" thành những "số phận 9 điểm", biến đen thành trắng, biến không thành có, biến xót xa đau khổ (vì trượt tốt nghiệp) thành ca khúc khải hoàn (vì trở thành thủ khoa), đấy chẳng phải là sự giễu nhại kinh khủng về số phận con người đó sao? 

Nếu lịch sử văn học Việt Nam từng đóng đinh tên tuổi Vũ Trọng Phụng như một bậc thầy giễu nhại thì từ giờ, lịch sử khoa cử Việt Nam cũng sẽ phải ghi nhận Vũ Trọng Lương như một bậc thầy giễu nhại, xưa nay chưa từng có. Chỉ có điều, văn nhân xưa giễu nhại trong những trang viết của mình vì khát khao được vươn tới một hiện thực tử tế, còn bây giờ, thủ pháp giễu nhại của Vũ Trọng Lương là vì cái gì và nhắm vào những động cơ gì? 

Vì những tin nhắn gửi gắm riêng tư được "bắn" vào máy điện thoại di động của mình? Nếu vậy thì ai nhắn: những bậc phụ huynh bình dị, sống trong những bản làng xa xôi hay những vị quyền cao chức trọng ngày ngày vẫn không ngừng rao giảng những bài học lớn? Không khó truy ra câu trả lời xác thực. 

Vì, những lợi ích được hứa hẹn từ ai đó, hoặc những lợi ích đã lỡ nhận/ trót nhận từ ai đó, nên giờ không thể không làm? Cũng chẳng khó xác minh. 

Hay đơn giản chỉ vì đã từng làm rất nhiều lần rồi, và thấy mọi thứ dễ dàng trót lọt quá, nên bây giờ chẳng dại gì không làm tiếp? Câu hỏi này có thể cũng được trả lời nếu Bộ Giáo dục & Đào tạo "truy cứu" lại tất cả những bài thi điểm cao xuất phát từ Hà Giang kể từ năm 2015 - năm áp dụng kỳ thi "2 trong 1", vừa thi tốt nghiệp, vừa thi tuyển sinh vào Đại học. 

Tóm lại, sự giễu nhại kinh điển của một phó trưởng phòng giáo dục như Vũ Trọng Lương đã làm vỡ ra rất nhiều sự thật, trong đó chát chúa nhất là sự thật về một con voi dễ dàng chui lọt một lỗ kim. Từ đây, người ta mới phải bừng tỉnh hỏi nhau: Đấy liệu đã phải là con voi duy nhất và những lỗ kim duy nhất trong hệ thống giáo dục này? 

Không bàn đến chuyện thi tốt nghiệp và thi Đại học nữa, ngay cả trong những cuộc bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ - liệu có những con voi nào dễ dàng chui lọt những lỗ kim như thế nữ không? Có không khi mà trong xã hội bây giờ, dân chuyên môn vẫn phải rỉ tai nhau: Cậu này là thạc sĩ đểu/ cô cậu kia là thạc sĩ thật; bà này là tiến sĩ rỏm/ông kia là tiến sĩ đàng hoàng? Liệu có những cuộc phúc tra, truy cứu nào trong những cuộc thi cử ở cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ, chứ không dừng lại ở thi tốt nghiệp và thi Đại học hay không?

Sự giễu nhại mà Vũ Trọng Lương tạo ra là một tội lỗi, và tội lỗi ấy chắc chắn sẽ bị pháp luật trừng trị, nhưng ở một góc độ nào đó thì cũng chính nhờ sự giễu nhại của Vũ Trọng Lương mà cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc mới thực sự sáng mắt về những khoảng tối có thật - những khoảng tối chết người - những khoảng tối mà trước đó ai cũng lờ mờ nghe thấy, nhưng không ai có thể chỉ mặt gọi tên và lôi nó ra trước thanh thiên bạch nhật. 

Chợt nghĩ, nếu Vũ Trọng Phụng sống lại, chắc ông sẽ viết ra những trang viết sống động với những nhân vật và những hành vi mà một nhà văn giàu trí tưởng tượng như ông cũng không thể nào nghĩ ra. 

Vâng, ông sẽ viết những trang giễu nhại kinh điển ấy cùng những hàng nước mắt khóc đám cháu con mình!/ 

Phan Đăng

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文