Giật mình với khoản phí 8 triệu đồng của học sinh lớp 1

19:50 29/09/2015
Nhiều khoản phụ thu “quá tay” đến bất hợp lý. Thậm chí, cùng một khoản thu nhưng mỗi trường lại thu một kiểu, không thống nhất khiến phụ huynh vừa hoang mang vừa bức xúc.

Trường tư cũng... lạm thu

Chị Phương Nga, phụ huynh có con học lớp 1 tại trường Tiểu học Pascal, Cổ Nhuế, Từ Liêm (Hà Nội) cho biết: Thường thì các phụ huynh chọn trường tư vì nghĩ rằng sẽ không phải đóng nhiều khoản phụ thu như ở trường công. Nhưng khi cho con vào học rồi mới biết, hóa ra còn nhiều hơn cả trường công khi mà các khoản phụ thu trong năm tổng cộng gần chục triệu.

“Sách tiếng Anh ở ngoài bán 100 ngàn đồng/cuốn, nhà trường bán 300-350 ngàn đồng/cuốn tùy loại. Lại bắt mua cùng một lúc nhiều sách lên tới 2,5 triệu đồng, chẳng biết học khi nào mới hết.

Tương tự, vở viết, bắt các cháu mua một lúc 20 quyển vở của nhà trường với giá 300 ngàn đồng dù học sinh lớp 1 thì mỗi năm chỉ viết vài, ba quyển vở. Tiền đồng phục cũng thu tới 1,5 triệu đồng trong khi các trường khác chỉ mấy trăm nghìn.

Tổng cộng phụ thu bao gồm: Xây dựng trường 2,5 triệu, 2,5 triệu sách tiếng Anh, 1,5 triệu đồng phục, 600 tiền dã ngoại, 300 ngàn tiền giấy thi, 200 ngàn tiền tài liệu, 100 ngàn thẻ học sinh và khám sức khỏe...  khoảng 8 triệu đồng mà không biết đã hết chưa hay vẫn còn thu thêm.

Phiếu thu các khoản đóng góp đầu năm tại trường Tiểu học Pascal, Từ Liêm, Hà Nội.

Các trường học phí cao nhưng công khai ngay từ đầu. Còn pascal, thông báo học phí thấp nhưng lại lắm phụ thu. Nhiều phụ huynh khi đến trường tìm hiểu, nhà trường không cho bảng kê chi tiết. Đến khi vào học rồi thì mới tung ra một đống khoản cần phải đóng” - chị Nga bức xúc.

Còn theo phản ánh của một số phụ huynh, năm nay các khoản đóng góp ngoài được nhà trường thu “nhẹ tay” hơn song vẫn còn một số khoản thu chưa hợp lý. Chị Hiền Minh, phụ huynh có con đang học tại một trường Tiểu học thuộc quận Cầu Giấy cho biết: Ở trường của con gái chị, trung bình một lớp học, phụ huynh phải đóng tới 13 triệu để mua rèm cửa là quá nhiều. Còn theo phản ánh của các phụ huynh có con đang học ở trường Tiểu học Đặng Trần Côn A, quận Thanh Xuân thì mỗi lớp có 60 học sinh nhưng mỗi em phải đóng 20 ngàn cho khoản nước rửa tay khô, tính ra khoảng 1,2 triệu/tháng cũng là chuyện không hợp lý.

Ngoài ra, khoản thu sổ liên lạc điện tử cũng không có sự thống nhất, trong khi một số trường ở quận Hai Bà Trưng thu 20 ngàn đồng/em/tháng thì một số trường tại quận Cầu Giấy lại thu tới 40 ngàn đồng/em/tháng.

Bảo hiểm thân thể tự nguyện thành bắt buộc?

BHTT học sinh là loại hình bảo hiểm tự nguyện, phụ huynh nào có nhu cầu mua BHTT cho con em mình thì mua trực tiếp từ các công ty bảo hiểm, hoặc nếu mua tập trung, nhà trường sẽ phụ trách thu hộ.

Quy định là thế nhưng trên thực tế khoản thu này đang được nhiều trường đưa vào danh sách khoản thu theo quy định cùng với tiền học phí, tiền xây dựng trường hoặc gộp vào với BHYT chứ không tách ra thành một khoản thu riêng để phụ huynh lựa chọn.

Thế nên, nhiều phụ huynh vẫn nhầm tưởng rằng, đây vẫn là khoản thu bắt buộc. Đáng nói hơn, dù quy định rõ mức thu BHTT đối với học sinh tiểu học là 70 ngàn đồng/em/năm song thực tế mỗi trường đang thu một kiểu với nhiều mệnh giá khác nhau, dao động trong khoảng từ 70-105 ngàn đồng.

Kê khai minh bạch, rõ ràng các khoản thu sẽ giúp cả nhà trường lẫn phụ huynh tránh được những bức xúc không đáng có (ảnh minh họa).

Đơn cử như tại trường Tiểu học Đặng Trần Côn A, quận Thanh Xuân (Hà Nội), mức thu đối với bảo hiểm thân thể là 105 ngàn đồng, trường Tiểu học Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) là 75 ngàn đồng; Trường THCS Tứ Liên, Tây Hồ (Hà Nội) thu 100 ngàn đồng; trường Tiểu học Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai thu 80 ngàn đồng; trường Tiểu học Trung Văn, Nam Từ Liêm thu 105 ngàn đồng...

Ngoài ra, mặc dù Sở GD&ĐT Hà Nội đã có yêu cầu các trường không được thu gộp các khoản tiền vào đầu năm học. Trường nào thu 15 tháng BHYT của học sinh sẽ phải trả lại phụ huynh.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, rất ít trường trả lại khoản tiền đã “lạm thu” với lý do thu xong rồi mới có quy định và hướng dẫn mới nên đến năm 2016, nhà trường sẽ tiến hành thu 6 tháng 1 lần theo hướng dẫn.

Huyền Thanh

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文