Chủ tịch nước dự Lễ khai giảng tại Trường THPT Chu Văn An

06:35 05/09/2018
Hôm nay 5-9, hơn 23 triệu học sinh, sinh viên chính thức bước vào năm học mới 2018-2019. Đây là năm học đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo. 

Lễ Khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào buổi sáng 5/9/2018. Chương trình khai giảng ngắn gọn, hướng đến học sinh, sinh viên, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Bộ GD-ĐT lưu ý, việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; bảo đảm thiết thực, hiệu quả  để tạo được niềm tin, động lực học tập cho học sinh. Các hoạt động cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh, tránh việc tổ chức hình thức, gây quá tải cho học sinh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Lễ khai giảng tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)

Trong tiết trời nắng ráo, hơn 1.000 học sinh Trường THPT Chu Văn An chào đón năm học mới. Đúng 7h20, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có mặt tại trường để dự Lễ khai giảng. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải dự Lễ khai giảng tại Trường THPT Chu Văn An.

Chủ tịch nước dâng hoa tại tượng đài danh sư Chu Văn An.

Phát biểu tại Lễ khai giảng, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh, các cháu học sinh nhà trường và học sinh trên toàn quốc những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, giáo dục là nền tảng phát triển nhanh và bền vững của đất nước, quyết định tương lai và vận mệnh của dân tộc. Nhận thức sâu sắc vai trò cuả sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặt giáo dục ở vị trí trung tâm.

“Năm học 2018-2019 có ý nghĩa quan trọng đối với nền giáo dục nước nhà trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ phát triển công nghệ cao, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước”, Chủ tịch nước khẳng định.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ khai giảng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà lưu niệm cho Trường THPT Chu Văn An.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai giảng năm học mới.
Cô trò Trường THCS Chu Văn An trong ngày Khai giảng.
Học sinh Trường THPT Chu Văn An trong ngày khai giảng.
Nữ sinh trường THPT Chu Văn An vui mừng đón năm học mới.

* Tại Hà Nội, theo Sở GD - ĐT Hà Nội, Sở đã có văn bản hướng dẫn khai giảng năm học mới và tổ chức một số hoạt động đầu năm học. Theo đó, lễ khai giảng năm học mới năm nay trên địa bàn thành phố sẽ diễn ra trong vòng 1 giờ, từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30.

Sở cũng yêu cầu nội dung lễ khai giảng chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh.

Đối với cấp học mầm non, Sở GD-ĐT yêu cầu tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo về thời lượng, nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt cho trẻ trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, chuẩn bị cho năm học mới, các quận, huyện, thị xã đã xây mới được 74 trường học (trong đó có 29 trường được thành lập mới) bổ sung thêm 1.579 phòng học. Toàn thành phố cũng đa cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp.

Bên cạnh đó, 100% cán bộ quản lý và giáo viên các ngành học, cấp học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy trước khi vào năm học mới. Ngành GD-ĐT Thủ đô đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để có được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của năm học mới 2018-2019.

Lễ Khai giảng tại Trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội:



Lễ khai giảng tại Trường THCS Lý Thường Kiệt, Hà Nội:

Trường Tiểu học Bình Minh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Là một trong 3 cơ sở giáo dục tại Hà Nội giáo dục học sinh thiểu năng trí tuệ theo mô hình hòa nhập. 

Bắt đầu triển khai mô hình giáo dục hòa nhập và hội nhập học sinh khuyết tật trí tuệ từ năm học 1993-1994, khi ấy trường mới chỉ nhận 30 em vào 3 lớp để dạy thí điểm, đến nay đã phát triển và mở rộng quy mô lên với hơn 170 em, đó là chưa kể một số em đã được học hòa nhập trong các lớp tiểu học. 

Với 16 năm triển khai mô hình này, nhà trường đã trở thành một trong những địa chỉ uy tín trong việc giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập được phụ huynh tin tưởng.

Một số hình ảnh trong Lễ khai giảng năm học mới 2018-2019.


   



Lễ khai giảng của thày và trò Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên

Đây là một trong những ngôi trường giàu thành tích nhất cả nước về đào tạo học sinh các khối chuyên về khoa học tự nhiên, đang dần khẳng định vị thế trong các trường THPT danh tiếng của khu vực và thế giới. 

Đến nay, học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã giành 67 huy chương các loại, trong đó có 26 huy chương vàng trên tổng số 34 huy chương vàng của Việt Nam, minh chứng cho chủ trương thu hút, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước của ĐHQGHN.

Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn trao Bằng khen cho ba học sinh xuất sắc nhất trong năm học vừa qua.

Tại lễ khai giảng, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQGHN đã khẳng định, một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của ĐHQGHN là phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước từ cấp học phổ thông tới sau đại học. ĐHQGHN đã và đang cố gắng làm tốt điều đó. Trong ĐHQGHN, Trường THPT chuyên KHTN là cái nôi quan trọng của việc đào tạo tài năng. Ở đó, không phải tất cả các em đều là tài năng, nhưng câu chuyện về tài năng thì là chuyện của tất cả mọi người, từ người lãnh đạo, quản lý, các vị phụ huynh và các em học sinh.

“Các em là những viên đá quý giữa mênh mang gạch, đá, cát, sỏi trên đời, con đường các em cần đi là trở thành những viên ngọc quý và các thầy cô trong ngôi trường này phải là những người thợ đẽo ngọc, chuyển hóa từ đá quý sang ngọc sáng long lanh” – Giám đốc ĐHQGHN chia sẻ. 

Học sinh Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên hân hoan trong ngày khai giảng.

Nhắn nhủ tới các em học sinh, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho hay, “ Tình yêu thương mới là năng lượng vĩnh cửu và trong lành nuôi cho tài năng phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Đặc biệt, các em không được kiêu căng, tự thỏa mãn, hay ảo tưởng quá sớm về mình”.

Với các thầy cô giáo, Giám đốc ĐHQGHN cho rằng, “các thầy, các cô cần có tấm lòng đủ rộng lớn để bao dung cho những khác biệt, đủ tinh tế để nhận thấy cái phi thường, đủ nhạy cảm để chia sẻ, đủ khéo léo để dẫn dắt, đủ tình yêu để nâng đỡ. Chỉ những người thầy thực sự tài năng mới có thể dẫn dắt và dạy dỗ được những tài năng”…

Nhân dịp khai giảng, 3 học sinh xuất sắc nhất của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã được nhận Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN.

Gần 1,7 triệu học sinh TP HCM vào năm học mới

Sáng 5/9, thời tiết tại TP HCM dịu mát. Trên các tuyến đường đổ về trường học, hàng nghìn phụ huynh đưa con em đi khai giảng, nhiều học sinh tự đi bằng xe đạp hoặc xe buýt. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến dự buổi lễ khai giảng và đánh trống khai giảng tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh trống khai giảng năm học mới.

Tại lễ khai giảng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự vui mừng khi đến tham dự Lễ Khai giảng tại một ngôi trường có truyền thống, tiêu biểu của TPHCM và của cả miền Nam. Với bề dày lịch sử 90 năm, các thế hệ học sinh của trường luôn rất hăng hái trong các hoạt động đoàn thể, phong trào yêu nước, văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao học sinh trường đã tiếp nối được truyền thống của các thế hệ trước, không chỉ học giỏi mà là giỏi toàn diện với nhiều hoạt động Đoàn và phong trào sôi động thu hút học sinh tham gia. Nhà trường cũng tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận các chương trình tiên tiến trên thế giới, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó, trường luôn là đơn vị đi đầu trong phong trào học sinh nghiên cứu khoa học.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự khai giảng với thầy trò trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Nhân dịp đầu năm học mới, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những mạnh dạn đề xuất những giải pháp sáng tạo, có tính đột phá, mang tính đặc thù, phá vỡ các rào cản về cơ chế, chính sách, trong đó có các cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo nhằm mang lại hiệu quả tích cực, thực chất của TPHCM. Bà đề nghị Bộ GD-ĐT cần quan tâm, ủng hộ những chủ trương, giải pháp đột phá của thành phố này.

Dịp này, người đứng đầu Quốc hội cũng dành nhiều lời khuyên cho học sinh TPHCM. “Các cháu hãy bắt đầu năm học mới với niềm hứng khởi, say mê, giữ lại cho mình những phút giây đẹp nhất của tuổi học trò, vô tư bên người thân, thầy cô, bạn bè. Được học dưới một ngôi trường có bề dày thành tích trong đấu tranh, rèn luyện và học tập, các cháu hãy thắp tiếp ngọn lửa truyền thống học tập say mê, rèn luyện đạo đức và lối sống tốt để phục vụ nhu cầu của chính bản thân mình, giúp đỡ cho gia đình, trang bị cho mình hành trang đầu đời để trở thành những công dân có ích cho thành phố, cho sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu đẹp hơn”, Chủ tịch Quốc hội nhắn nhủ.

Năm 2018, TPHCM có 1,67 triệu học sinh các cấp từ mầm non đến THPT và giáo dục thường xuyên (tăng 67.000 em), trong đó bậc mầm non tăng hơn 20.000, tiểu học hơn 26.000. Tổng số giáo viên gần 80.000, công tác tại 2.260 trường học.

TPHCM đặt mục tiêu năm học mới là xây dựng được các trường học có cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ thiết bị dạy học thiết yếu với nhiều phòng học thông minh, đa năng, nhà thể chất. Hệ thống thông tin, quản lý giáo dục theo mô hình quản trị trường học hiện đại.

Tại Đà Nẵng:

Sáng nay Đà Nẵng nắng nhẹ. Hơn 500 học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Phù Đổng đội mũ bảo hiểm, cầm lá cờ Tổ quốc, được các anh chị khối lớp 4, 5 chào đón vào trường bằng những tràng pháo tay.

Năm nay trường Phù Đổng được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đến dự và Phát động tháng cao điểm An toàn giao thông cho học sinh đến trường.

Tại Lễ khai giảng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình gửi lời chúc tới các thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, và toàn thể các em học sinh một năm học mới nhiều thuận lợi. Một Ngày Khai giảng thật ý nghĩa, một năm học mới gặt hái nhiều thành công, xứng đáng là ngôi trường có bề dày thành tích trong công tác Dạy và học.

Cũng trong Lễ Khai giảng Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trao mũ bảo hiểm cho các em học sinh trường tiểu học Phù Đổng

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh trống tại Lễ khai giảng Trường tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đến dự Lễ khai giảng Trường tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trao mũ bảo hiểm cho các em học sinh trường tiểu học Phù Đổng.

Tại Thừa Thiên - Huế:

Cùng với học sinh trong cả nước, sáng 5-9, gần 600 trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đồng loạt khai giảng năm học mới. Năm nay, toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế có hơn 280.000 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông bước vào năm học mới.

Để chuẩn bị cho năm học mới 2018- 2019, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đầu tư xây dựng thêm 170 phòng học mới, đóng mới 2.800 bộ bàn ghế, quan tâm đầu tư các phòng học và phòng bộ môn tại 6 trường THCS khó khăn nhất. Ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động, tích cực chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thiện cơ sở vật chất và tập trung các giải pháp thực hiện nhiệm vụ dạy tốt, học tốt cho năm học mới.

Không khí khai giảng năm học mới 2018- 2019 tại trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế.

Bình quân mỗi năm toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đầu tư khoảng 150 tỷ đồng để sửa chữa và xây mới phòng học, phòng học chức năng… nâng tỷ lệ trường học được kiên cố hóa trên 95%. 

Đặc biệt trong năm học mới này, nhiều hạng mục phòng học, thư viện, cơ sở vật chất giáo dục thể chất, nhà vệ sinh, công trình nước sạch tại nhiều trường học đã được ngành giáo dục tỉnh nhà đầu tư xây dựng phục vụ việc giảng dạy và học tập cho học sinh. Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng thu gọn đầu mối, hình thành nhiều cấp học phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, dân cư và đội ngũ giáo viên.

Các em học sinh xứ Huế xinh tươi với áo dài truyền thống trong ngày khai giảng năm học mới.

Ghi nhận của PV Báo CAND, buổi lễ khai giảng năm học mới 2018- 2019 diễn ra tại các trường học trên địa bàn TP Huế như trường Tiểu học Vĩnh Ninh, Tiểu học Lê Lợi, THCS Nguyễn Tri Phương, THPT chuyên Quốc học, THPT Hai Bà Trưng diễn ra trong không khí rộn ràng, vui tươi.

Niềm vui trong ngày khai giảng.

Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên- Huế biết, năm học này, Sở sẽ chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học trong thời gian tới. Đặc biệt, sẽ quan tâm hơn nữa đến học sinh ở vùng khó, vùng sâu vùng xa nhằm tạo điều kiện cho các em vững bước đến trường.


“Năm học mới này, Sở sẽ tiếp tục chính sách miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh nghèo, học sinh khó khăn ở những vùng khó khăn theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính Phủ. Đồng thời phát động các trường tiếp tục các phong trào về quyên góp ủng hộ sách vở, áo quần cho học sinh các trường vùng khó. Ngoài ra, ngành cũng đẩy mạnh công tác xã hội hóa để kêu gọi các tổ chức xã hội và cá nhân quan tâm đến vùng khó để giúp đỡ thêm điều kiện cho các học sinh”, ông Hùng khẳng định.
Các em học sinh trường Tiểu học Vĩnh Ninh được cô giáo dẫn vào trường tham dự lễ khai giảng.

Khai giảng Trường nơi Ngã ba biên giới (Mường Nhé, Điện Biên)

Sáng nay, hơn 1.700 học sinh của hai trường Tiểu học PTDT bán trú Trần Văn Thọ và Trường mầm non Mường Nhé, Điện Biên tập trung cùng khai giảng tại một điểm trường Tiểu học PTDT bán trú Trần Văn Thọ.

Để tập trung, 2 trường đã dồn về Trường Tiểu học PTDT bán trú Trần Văn Thọ làm Lễ khai giảng.
Cô trò Trường mầm non Mường Nhé di chuyển sang Trường Tiểu học PTDT bán trú Trần Văn Thọ (Ảnh: Pờ Chinh Lan)

Trong không khí vui mừng ngày đầu năm học mới, cô Đồng Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học PTDT bán trú Trần Văn Thọ và cô Hồ Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường mầm non Mường Nhé đã gửi lời chúc mừng tới tới các đồng chí lãnh đạo, bậc phụ huynh, các thày cô giáo và hơn 1.700 em học sinh của hai trường. Chúc một khai giảng đầy ý nghĩa, một năm học mới thành công.

Hơn 1.700 học sinh 2 trường bước vào năm học mới.

Mường Nhé là huyện Tây Bắc tỉnh Điện Biên, đồng thời là huyện cực Tây của Việt Nam.

Mường Nhé là một huyện miền núi, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào.

Điểm cực Tây của Việt Nam là A Pa Chải-Tá Miếu, chính là ngã ba biên giới, nằm tại xã Sín Thầu, có tọa độ địa lý kinh độ 102°8' Đông, vĩ độ 22°44' Bắc.

Lễ Khai giảng ở ngôi trường hát quốc ca… bằng tay ở Lâm Đồng

Sáng nay, cùng với hơn 320.000 học sinh của tỉnh, thầy và trò của Trường khiếm thính Lâm Đồng cũng đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2018-2019.

Lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt này, mỗi lần thầy cô hoặc khách mời lên phát biểu sẽ có một “phiên dịch” đứng bên cạnh. Công việc của “phiên dịch viên” này là thực hiện việc chuyển thể ngôn ngữ, từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại, để giúp các em có thể hiểu được nội dung người đang phát biểu chuyển tải. 

Khác với tất cả các ngôi trường, ở phần hát quốc ca, học sinh của trường thay vì hát thành tiếng như những người bình thường, các em hát bằng tay, đó là ngôn ngữ ký hiệu dành riêng cho những học sinh thiếu may mắn, khiếm khuyết về chức năng nghe và nói. 

Hai học sinh nói chuyện với nhau bằng tay

Chào mừng năm học mới, mỗi học sinh đều được nhà trường tặng quà, đó là phần hỗ trợ của các mạnh thường quân nhằm động viên, khiến khích các em nỗ lực học tập trong năm học mới. 

Tâm trạng nô nức và hồi hộp hơn cả là những học sinh lớp 1. Tất cả đều bỡ ngỡ, vui mừng pha lẫn sự e dè, sợ sệt. Đôi mắt vừa chăm chú nhìn lên sân khấu khai giảng vừa dõi theo ba mẹ đang ngồi phía sau.

Trường khiếm thính Lâm Đồng đã trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển. Đây là cơ sở giáo dục đặc biệt, dành riêng cho những học sinh khiếm khuyết về các chức năng nghe và nói, góp phần củng cố ngôn ngữ đọc viết để các em giao tiếp, hòa nhập cộng đồng. 

Năm học 2018-2019, nhà trường có 15 lớp với trên 120 học sinh, từ lớp can thiệp sớm (dành cho các bé tuổi mẫu giáo và dưới tuổi mẫu giáo), lớp 1 đến lớp 7. Ngoài việc học các môn văn hóa bằng ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt, các em học sinh của Trường khiếm thính Lâm Đồng còn được học nghề, như làm bánh, may, thêu…

Hai học sinh lớp một dùng tay để nói chuyện với nhau sau khi nhận quà trong lễ khai giảng


Gần 333.000 học sinh Quảng Nam nô nức ngày tựu trường

Sáng 5-9, cùng với không khí hân hoan của học sinh cả nước chào đón Ngày khai giảng năm học mới 2018-2019, gần 333.000 học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã nô nức đến trường.

Để chuẩn bị cho năm học 2018-2019, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư gần 362 tỷ đồng xây mới 562 phòng học; sửa chữa 102 phòng học; xây mới 176 công trình vệ sinh.

Bên cạnh đó còn đầu tư gần 177 tỷ đồng để mua sắm máy vi tính, thiết bị, bảng chống lóa, đóng mới bàn ghế học sinh. Phần lớn nguồn lực đầu tư của Quảng Nam cho năm học này được dành đầu tư cho hệ thống cơ sở giáo dục ở khu vực miền núi.

Không khí nô nức của các em học sinh trong ngày tựu trường.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dự khai giảng năm học mới tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Tam Kỳ.

Về đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của năm học mới. Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam hơn 19.600 giáo viên của các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam phối hợp với các địa phương đã tiến hành rà soát, cân đối lại đội ngũ giáo viên để bố trí số lượng hợp lý, đáp ứng được yêu cầu dạy học trong năm học này.

Theo ghi nhận của phóng viên CAND tại một số điểm trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì buổi lễ khai giảng năm nay diễn ra an toàn, trật tự.

Ngôi trường cổ nhất ở Sóc Trăng khai giảng năm học mới

Sáng 5/9, trường Tiểu học, THCS và THPT iSchool Sóc Trăng khai giảng năm học 2018-2019. Đây là năm thứ 7 tại Sóc Trăng. Năm học này, iSchool Sóc Trăng có 16 lớp với 276 học sinh từ lớp 1-12.

Khai giảng năm học mới tại iSchool Sóc Trăng

iSchool Sóc Trăng có điểm đặc biệt là ngôi trường cổ, xây dựng vào thế kỷ XX, trên diện tích 10.000 m2. Trường này được trùng tu gần đây nhưng vẫn mang nét cổ kính và đặc biệt là trong khuôn viên có gần chục cây me tây (còn gọi là còn) được trồng khoảng 100 năm. Những cây cổ thụ này tạo bóng mát cho cả sân trường.

Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ:

Sáng 5-9, ngành giáo dục các tỉnh, thành Tây Nam bộ đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương cùng đến dự lễ, chung vui với nhà trường, học sinh.

Cần Thơ có hơn 236.900 học sinh bước vào năm học mới 2018-2019. Trong đó, có hơn 39.200 trẻ mầm non, mẫu giáo, hơn 98.300 học sinh tiểu học và hơn 99.350 học sinh THCS, THPT. 

Năm học mới, các cấp Hội Khuyến học TP Cần Thơ đã trao 800 suất học bổng (mỗi suất từ 500.000 đồng đến 4 triệu đồng), gần 2.000 suất quà (tập vở, ba lô, áo…) cho học sinh vượt khó.

Sáng 5-9, tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống đã tặng quà và học bổng cho 10 em học nghèo hiếu học. Các ban, ngành, các tổ chức xã hội cùng các mạnh thường quân  trao hơn 50 suất quà và học bổng cho học sinh.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống trao học bổng cho các em học sinh.

Tại trường THPT Lương Định Của (Ô Môn), Đại tá Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ đã trao tặng 20 triệu đồng cho trường nhằm hỗ trợ, động viên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, 40 suất học bổng đến từ các mạnh thường quân cũng được trao cho học sinh nghèo vượt khó có thành tích xuất sắc.

Đại tá Nguyễn Văn Thuận, Phó giám đốc Công an TP Cần Thơ trao học bổng cho thầy, trò trường Lương Định Của. 

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Cà Mau, toàn tỉnh có 523 trường với hơn 250.000 học sinh nhập học ở các cấp học. Trong đó, số học sinh đăng ký vào học lớp 1 hơn 26.800 em. Lãnh đạo ngành giáo dục đã vận động bước đầu được 250 triệu đồng để trao học bổng và 6.000 quyển tập cho các em.

Tỉnh Vĩnh Long có hơn 207.000 học sinh các bậc học mầm non, phổ thông chính thức bước vào năm học mới. Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo các địa phương đến dự lễ khai giảng. Năm nay, lễ khai giảng được tổ chức ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm.


Một số hình ảnh tại lễ khai giảng ở Cần Thơ. 

Tại các tỉnh đầu nguồn vùng lũ An Giang và Đồng Tháp, là 2 địa phương chịu ảnh hưởng do nước lũ dâng cao. Nhiều nơi, phương tiện di chuyển duy nhất đến trường của các em học sinh là phải di chuyển bằng đò. Ngành giáo dục và chính quyền các địa phương đã triển khai các giải pháp hỗ trợ để học sinh được đến trường, khai giảng năm học mới an toàn trong mùa lũ.

Các em học sinh đầu nguồn vùng lũ di chuyển đến trường bằng đò. 

Những ngày qua, ấp Giồng Bàng (xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) bị chia cắt với trung tâm xã và huyện do nước lũ nhấn chìm tuyến đường bộ. Giáo viên và học sinh phải di chuyển đến trường bằng đò. Còn điểm trường Trường THCS Thường Phước 1, có 20 học sinh ở ấp Giồng Bàng đã bị nước lũ chia cắt khoảng 5km cũng phải chuyển sang đi đường thủy.

Phòng giáo dục huyện Hồng Ngự và Đồn Biên phòng và chính quyền địa phương đã vận động hỗ trợ phương tiện đưa rước miễn phí, áo phao cho giáo viên và 20 học sinh ở Giồng Bàng đến trường an toàn. Theo lãnh đạo Phòng giáo dục, nếu nước lũ tiếp tục dâng thì sẽ có khoảng 20 em học sinh ở ấp Giồng Duối, xã Thường thới Hậu A đang theo học tại các trường THCS trên địa bàn huyện cũng bị ảnh hưởng…

Một số trường vùng lũ không thể khai giảng

Lễ khai giảng năm nay diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương vừa trải qua mưa lũ nặng nề, bởi vậy, có nhiều trường không thể tiến hành lễ khai giảng, hoặc có nhiều trường khai giảng xong các em lại tiếp tục phải nghỉ học để sửa chữa lại trường lớp, khôi phục cơ sở vật chất, môi trường của cơ sở giáo dục...

Như tại Thanh Hoá, đợt mưa lũ cuối tháng 8, đầu tháng 9/2018 đã khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chìm trong biển nước. Theo báo cáo của ngành giáo dục Thanh Hóa, có 13 điểm trường trong toàn tỉnh bị ngập lụt, 6 điểm trường bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất, 2 nhà bán trú cho học sinh bị vùi lấp. 

Hay tại Yên Bái, khi năm học 2018-2019 bắt đầu, cơ sở vật chất của một số điểm trường đã bị mưa lũ làm hư hỏng. Ở nhiều khu vực, các em học sinh vùng cao khai giảng trong tình trạng thiếu đồ dùng học tập, giao thông bị chia cắt, đi lại rất khó khăn…

Tại tỉnh Sơn La, hiện tại nhiều địa phương vẫn đang bị chia cắt do nước lũ, khiến cho việc tổ chức lễ khai giảng năm học mới gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là huyện Mai Sơn là địa phương có nhiều trường học bị thiệt hại nặng nề trong những ngày mưa lũ vừa qua.

Trường PTDTBT THCS Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vẫn bị ngập bùn trước ngày khai giảng.

Theo báo cáo chiều 4/9, tổng số trường không thể khai giảng vào ngày 5/9 trong toàn quốc là 4 trường (Thanh Hóa 3, Nghệ An 1). Cụ thể, 3 trường ở huyện Mường Lát (Thanh Hoá) dự kiến lùi lễ khai giảng đến ngày 8/9 là: Mầm non Mường Chanh, Tiểu học Mường Chanh và THCS Mường Chanh do địa bàn chia cắt, học sinh không thể đến trường. Còn tại Nghệ An là trường Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Con Cuông, với khoảng 300 học sinh.

Cũng tại Thanh Hoá, có 3 trường phải đi khai giảng nhờ, gồm trường Tiểu học Trung Sơn; THCS Phú Xuân; Mầm non Thành Sơn (huyện Quan Hóa).

Còn tại tỉnh Hoà Bình, có 20 em học sinh ở xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu phải thực hiện khai giảng tại xóm trong xã, không đến được điểm trung tâm để khai giảng, do đường giao thông chưa thông tuyến...

5 phương hướng chung để nâng cao chất lượng đào tạo

Trong năm học này, toàn ngành Giáo dục  đưa ra 5 phương hướng chung để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó toàn ngành tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Đối với cấp giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Với hệ thống giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Ở bậc giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Hệ thống giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.


Cả nước khai giảng trong nắng ráo

nay, các tỉnh Bắc Bộ có hình thái thời tiết ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất dao động từ 32-35 độ, có nơi trên 35 độ.

Thủ đô Hà Nội trong ngày khai giảng năm học thời tiết khá thuận lợi, mưa chỉ còn xuất hiện vào ban đêm, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất ở mức 35 độ C.

Đi dọc vào Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đến Bình Thuận, ban ngày tiết trời khá nắng nóng, nhiệt độ duy trì mức 33 – 36 độ, có nơi trên 36 độ C.

Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa nhưng chủ yếu xảy ra về chiều và đêm. Trong buổi sáng khai giảng, hai khu vực này trời tạnh ráo, nắng vừa phải. Nhiệt độ cao nhất ở Tây Nguyên không vượt quá 31 độ, Nam Bộ không quá 33 độ.


5 phương hướng chung để nâng cao chất lượng đào tạo

Trong năm học này, toàn ngành Giáo dục  đưa ra 5 phương hướng chung để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó toàn ngành tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Đối với cấp giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Với hệ thống giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Ở bậc giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Hệ thống giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.

5 phương hướng chung để nâng cao chất lượng đào tạo

Trong năm học này, toàn ngành Giáo dục  đưa ra 5 phương hướng chung để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó toàn ngành tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Đối với cấp giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Với hệ thống giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Ở bậc giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Hệ thống giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.

Học sinh lớp 1 được chào đón ở Đà Nẵng

Sáng nay Đà Năng nắng nhẹ. Hơn 500 học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Phù Đổng đội mũ bảo hiểm, cầm lá cờ Tổ quốc, được các anh chị khối lớp 4, 5 chào đón vào trường bằng nhưng chàng pháo tay. Nhiều em nhỏ đi chưa theo hàng lối, mặt còn ngái ngủ.

Kết thúc nghi thức đón học sinh mới, đại diện lớp 4, 5 đã tặng hoa cho 12 em nhỏ của 12 khối lớp 1. Năm nay trường Phù Đổng được Phó thủ tướng thường trực Trương Hoa Bình đến dự và đánh trống khai trường.

Học sinh lớp 1 được chào đón ở Đà Nẵng

Sáng nay Đà Năng nắng nhẹ. Hơn 500 học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Phù Đổng đội mũ bảo hiểm, cầm lá cờ Tổ quốc, được các anh chị khối lớp 4, 5 chào đón vào trường bằng nhưng chàng pháo tay. Nhiều em nhỏ đi chưa theo hàng lối, mặt còn ngái ngủ.

Kết thúc nghi thức đón học sinh mới, đại diện lớp 4, 5 đã tặng hoa cho 12 em nhỏ của 12 khối lớp 1. Năm nay trường Phù Đổng được Phó thủ tướng thường trực Trương Hoa Bình đến dự và đánh trống khai trường.


Nhóm PV

Tối 17/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân – “Vang mãi khúc quân hành”.

Không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, nhưng Công ty TNHH Thương mại Linh Hải (thôn Hà Xá, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) đã tự ý khoan giếng khai thác nước ngầm để bán nước sinh hoạt cho các hộ dân lân cận và một số cơ quan, đồng thời đóng chai, đóng bình kinh doanh trái phép.

"Đề nghị các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) cần tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để khẩn trương hoàn thành dự thảo Đề cương chi tiết của Đề án trước ngày 25/12 này" - Đó là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng BCĐ xây dựng Đề án của Chính phủ về "Nghiên cứu mô hình bảo đảm ANTT, an toàn xã hội trong quản lý đô thị" (Đề án) tại cuộc họp BCĐ được Bộ Công an tổ chức chiều 17/12, tại Hà Nội.

Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Bút (SN 1975, trú tại phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thông báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 17/12, Công an TP Hà Nội cho biết: Đây không phải là thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác. Đặc biệt, nhiều trường hợp là thanh niên trẻ do chủ quan, ít cập nhật thông tin cảnh báo lừa đảo đã sập bẫy của các đối tượng.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho thấy, năm 2024, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý 953 vụ vi phạm về kinh doanh vàng, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ.

Để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Dự án chống ngập 10.000 tỷ) đang “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách, ngày 17/12 Văn Phòng Chính phủ đã có văn bản gửi TP Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ cho dự án này…

Chiều 17/12, Cơ quan CSĐT Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tấn Thường (SN 1995, trú xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Bước đầu, Cơ quan Công an xác định Thường đã mở hàng loạt tài khoản ngân hàng để bán cho các đối tượng lừa đảo ở Campuchia. Chỉ trong vòng 1 tháng, những tài khoản do Thường đứng tên đã được sử dụng để nhận hơn 6,4 tỷ đồng từ các nạn nhân bị lừa đảo đang cư trú tại Việt Nam.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích”, khởi tố bị can cũng với tội danh trên với Vũ Ngọc Thịnh (SN 1956, trú tại thôn Lê Tiến, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng), đối tượng đã đến tận nhà hành hung cụ ông thương binh 82 tuổi, 57 năm tuổi Đảng, ở thôn Lê Tiến.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文