Hơn 500 giáo viên bất ngờ nghe tin sắp mất việc

09:45 11/03/2018
Ngay sau khi UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) thông báo việc chấm dứt hợp đồng đối với hàng trăm giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện, rất nhiều giáo viên đã òa khóc nức nở khi có nguy cơ bị mất việc làm trong thời gian tới.

Ngày 10-3, trao đổi với PV Báo CAND, bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk cho biết, UBND huyện vừa tổ chức buổi thông báo chủ trương của UBND huyện trong việc chấp hành kết luận của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Huyện ủy đối với số giáo viên hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế Nhà nước.

Theo bà Trinh, tại buổi họp, UBND huyện đã ra thông báo sẽ cắt hợp đồng đối với 200 giáo viên hợp đồng không có vị trí xét tuyển sắp tới. Riêng số còn lại (khoảng trên 400 giáo viên - PV) sẽ tham gia kỳ thi tuyển dụng giáo viên vào đầu tháng 4-2018 với chỉ tiêu là 83 người, với những người không trúng tuyển thì buộc phải chấm dứt hợp đồng và tìm kiếm công việc khác.

“Đây là chỉ đạo từ Trung ương nên huyện thông báo chấm dứt trước 45 ngày để các trường được biết. Đến ngày 1-4, huyện phải có báo cáo đến Thanh tra chính phủ về tiến trình giải quyết vụ việc này”, bà Trinh cho hay.

Hàng trăm giáo viên bàng hoàng trước thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động của UBND huyện Krông Pắk vào chiều 9-3.

Như vậy, trong số trên 600 giáo viên hợp đồng sẽ có khoảng trên 500 người bị mất việc vì không có chỉ tiêu hoặc không đủ điều kiện thi tuyển. Ngay sau khi nhận được thông báo này, các giáo viên hợp đồng đã vô cùng bức xúc và òa khóc tức tưởi vì bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Một nữ giáo viên nằm trong số bị cắt hợp đồng bức xúc cho biết, cô đã và đang giảng dạy tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện được 6 năm nay và đến chiều 9-3 nghe thông báo thì mới biết được rằng tháng tới cô sẽ phải nghỉ dạy vì đây là… chỉ đạo.

“Suốt 6 năm qua tôi bám trụ với nghề, mức lương có khi chỉ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng. Thậm chí có tháng không nhận lương nhưng tôi vẫn đi dạy, vẫn cống hiến để có cơ hội được vào biên chế. Vậy mà chiều qua chỉ được nghe cái quyết định chấm dứt là xong hết… Nghe xong tôi rất sốc và buồn, nước mắt cứ chực rơi ra. Phũ phàng, bạc bẽo quá anh à!”, nữ giáo viên nói trong nước mắt.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2011-2015, huyện Krông Pắk liên tục ký hợp đồng lao động đối với các giáo viên ở 3 cấp gồm: THCS, Tiểu học và Mầm non. Khi các cơ quan chức năng vào cuộc và kết luận những sai phạm của UBND huyện Krông Pắk trong việc tuyển dụng dẫn đến dư thừa 600 giáo viên. Việc tuyển dôi dư giáo viên hợp đồng có liên quan đến nhiệm kỳ của ông Nguyễn Sỹ Kỷ (Phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn 2011-2016) và ông Y Suôn Byă (Chủ tịch UBND huyên Krông Pắk đương nhiệm).

Với những sai phạm này, ông Nguyễn Sỹ Kỷ đã bị Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy ra quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, do không thực hiện theo tinh thần kết luận của Thanh tra tỉnh về tuyển dụng dôi dư giáo viên. Riêng ông Y Suôn Byă, Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thành lập tổ kiểm tra để xác minh liên quan đến vụ việc này.

Trước vụ việc trên, Thanh tra Chính phủ cũng đã vào cuộc xác minh và đến ngày 12-1-2018, Thanh tra Chính phủ đã ra Thông báo Kết luận thanh tra số 65/TB-TTCP thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục tại tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk do không phát hiện sai phạm về hợp đồng lao động tại huyện Krông Pắk; kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk do ký hợp đồng với giáo viên; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắk khẩn trương khắc phục số lượng giáo viên thừa theo quy định.

Chiều cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho hay, đã có kết luận những sai phạm đối với lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk. “Sắp tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ họp và đưa ra mức kỷ luật đối với những cá nhân do Tỉnh ủy quản lý”, vị này thông tin thêm.

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị hỗ trợ 500 giáo viên có thể mất việc làm

Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa ký công văn gửi Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk, Công đoàn Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đề nghị giải quyết vụ việc chấm dứt hợp đồng lao động hàng loạt giáo viên tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Sở GD&ĐT, Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn Giáo dục tỉnh Đắk Lắk sớm tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời có giải pháp sắp xếp, bố trí việc làm cho giáo viên theo hướng tiếp nhận tối đa các thầy giáo, cô giáo vào làm việc ở địa bàn trong tỉnh.

Số không bố trí được cần được đảm bảo hỗ trợ đời sống, giải quyết chế độ chính sách, giúp các thầy cô giáo tìm việc làm mới phù hợp, hỗ trợ kinh phí để số giáo viên mất việc đi học nghề để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình. Đồng thời duy trì công tác dạy và học trong các nhà trường, không để ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Ngoài ra, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đề nghị Công đoàn Giáo dục tỉnh Đắk Lắk thông tin kịp thời quá trình giải quyết vụ việc trên về Công đoàn Giáo dục Việt Nam (qua Ban Chính sách - Pháp luật) để phối hợp xử lý kịp thời.

H.Thanh

Văn Thành

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文