Khởi nghiệp trong sinh viên cần thoát khỏi những dự án "trên giấy"
- Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
- Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Thủ tướng Chính phủ dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018
Tham gia Hội thảo có các chuyên gia đến từ Singapore, Malaixia, Hoa Kỳ và các Chuyên gia giáo dục tại các trường ĐH-CĐ có chương trình khởi nghiệp cho sinh viên; đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp; Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của các trường ĐH-CĐ, các Chuyên gia phụ trách chương trình khởi nghiệp ở các địa phương.
Hội nghị cũng là diễn đàn trao đổi bổ ích về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm chuyển hiệu quả chương trình khởi nghiệp cho sinh viên của các trường ĐH-CĐ trên địa bàn TP.HCM; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên các trường trên địa bàn TP.
Các đại biểu đã cùng tham gia tranh luận xoay quanh 4 chuyên đề chính, gồm: giáo dục khởi nghiệp và hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên các trường ĐH-CĐ; Tạo môi trường hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên các trường; Nguồn tài chính, cơ chế và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; các loại hình doanh nghiệp khởi tạo từ ý tưởng dự án khởi nghiệp của sinh viên; và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo. |
Nhìn nhận thẳng về vấn đề "Thực trạng khởi nghiệp tại các trường đại học Việt Nam" hiện nay, ThS. Trẩm Bích Lộc - Trường Đại học Sài Gòn cho biết, kể từ khi Chính phủ lựa chọn năm 2016 làm năm “quốc gia khởi nghiệp”, làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển cực kỳ mạnh mẽ, tuy nhiên, điều này vẫn chưa làm nên một cộng đồng khởi nghiệp vững mạnh và có sức bứt phá. Bên cạnh đó, mặc dù rất nhiều quyết định đã được phê duyệt nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới HS-SV của 10 năm trở lại đây nhưng kết quả cũng chưa thực sự khả quan.
Theo Th.S Trẩm Bích Lộc có thể xây dựng công viên khoa học công nghệ; các trường thành lập các công ty (sở hữu một phần hoặc toàn bộ) để đầu tư nghiên cứu, thí điểm, sản xuất thử; trường xây dựng trung tâm ươm tạo doanh nghiệp. Đồng thời phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường vì nếu không chú trọng, các giảng viên hầu như chỉ tập trung vào giảng dạy chứ chưa có nhiều động lực trong nghiên cứu, là nguyên nhân dẫn đến việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cũng bị xem nhẹ.