Kỷ luật hiệu trưởng nếu học sinh bị giáo viên ép học thêm

16:48 31/08/2016
Sáng 31/8, tại buổi làm việc với Ban Văn hóa xã hội HĐND - TP Hồ Chí Minh, đại diện cho Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD- ĐT TP đã cho biết nội dung như trên, xung quanh việc chấn chỉnh việc học thêm, dạy thêm trên địa bàn.

Tuy nhiên, ý kiến của nhiều đại biểu tại buổi họp cho rằng, nếu bỏ học thêm, dạy thêm sẽ không đảm bảo chất lượng giáo dục vì chương trình học theo khung của Bộ GD-ĐT còn quá nặng nề, chưa thể giảm tải.

Được biết, theo thống kê của Sở GD-ĐT, hiện nay có khoảng 100.000 học sinh tiểu học (chiếm 20%) học thêm văn hoá ngoài giờ hành chính; khoảng 190.000 học sinh THCS và THPT đang tham gia học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu các em học: toán lý, hoá (chiếm 35%).

Theo phân loại của Sở GD-ĐT, TP Hồ Chí Minh, dạy thêm học thêm về cơ bản có thể phân chia thành 2 dạng. Dạng 1: xuất phát từ nhu cầu chính đáng của PHHS, và giáo viên. Dạng này chiếm đa số; Dạng 2: không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của PHHS. Có thể xếp vào loại dạy thêm học thêm biến tướng. Thực tế là có, chiếm tỉ lệ không cao, khoảng dưới 10%.

Ông Nguyễn Mạnh Trí, đại biểu HĐND TP cho rằng, Sở cần phải quyết liệt đề xuất với Bộ GD-ĐT về việc giảm tải, bởi hiện nay chương trình mang tiếng giảm tải nhưng vẫn phải đảm bảo chương trình khung của Bộ, trong khi đó nhiều kiến thức có phần không cần thiết nằm trong diện “bỏ thì thương, vương thì tội” khiến chương trình học vẫn còn nặng. Do đó, Sở GD-ĐT cần phải tính toán lộ trình thật kỹ về việc thực hiện chấm dứt dạy thêm học thêm trong nhà trường để đảm bảo chất lượng.

Mặt bằng kiến thức đầu vào không đồng đều nhau, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục là lo ngại từ phía giáo viên khi việc dạy thêm, học thêm bị cấm triệt để.

Đại diện cho phía những giáo viên, cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh Q.1, cũng cho rằng, hiện với cách thi cử đang áp dụng, việc chấm dứt dạy thêm sẽ khiến chất lượng học sinh đi xuống. Trong bối cảnh tổ chức thi, chương trình thi không thay đổi trong khi mặt bằng đầu vào của mỗi trường lại khác nhau.

Có thể với học sinh này thì không cần nhưng với một tỉ lệ không nhỏ học sinh khác nhu cầu học thêm là thực sự cần thiết để đảm bảo khối lương chương trình. Cần thiết để đảm bảo mặt bằng kiến thức của học sinh trong từng lớp, từng khối, từng trường...".

Một ý kiến khác từ cô Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh) cũng tỏ ý lo ngại việc cấm dạy thêm học thêm trong nhà trường dường như hơi đột ngột này sẽ ảnh hưởng nhiều tới các trường ngoại thành trong việc quản lý, nhất là đối với việc quản lý việc dạy thêm bên ngoài.

Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết, Sở GD-ĐT đang tham mưu cho UBND TP điều chỉnh Quyết định 21 về quản lý dạy thêm, học thêm đúng theo quy phạm pháp luật. Trong thời gian chờ điều chỉnh, để đảm bảo quản lý chặt việc dạy thêm học thêm, Sở GD-ĐT sẽ quyết liệt trong việc không cho phép giáo viên dạy thêm cho học sinh mình đang dạy chính khóa, kể cả trong trường hay ngoài trường. Sẽ xử lý ở mức cao nhất là đuổi việc nếu giáo viên vi phạm.

Đồng thời, bản thân Hiệu trưởng cũng chịu mức kỷ luật cao nhất nếu để xảy ra việc ép buộc học sinh tham gia học thêm của giáo viên trong đơn vị mình phụ trách. Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP cũng sẽ ngưng cấp phép mới cho hoạt động dạy thêm trong trường; phối hợp với các quận huyện thanh, kiểm tra để chấm dứt dạy thêm học thêm trái quy định trên địa bàn thành phố.

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cũng phân tích, hiện trên địa bàn TP có khoảng 800 trung tâm, cơ sở bồi dưỡng văn hóa. Nhiều trung tâm thuê mướn cơ sở vật chất của nhà trường. Nếu việc cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường diễn ra thì cũng đồng nghĩa ngưng luôn việc thuê mướn này. 

Và ông Sơn cũng cho rằng, không có cơ sở vật chất nào cho việc dạy thêm tốt hơn ở trong trường, vì vậy việc để học sinh ra học thêm tại các trung tâm bên ngoài sẽ gây nhiều băn khoăn, lo ngại.

H.Nga - P.Minh

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1 (giờ địa phương), Tổng tư lệnh quân đội Lebanon Joseph Aoun đã được bầu làm Tổng thống nước này, chấm dứt tình trạng bế tắc khiến Lebanon không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10/2022.

UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng UBND các quận, huyện liên quan nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực đê điều và công trình thủy lợi theo kiến nghị của Thanh tra thành phố.

Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 đạt trên mức 8% và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu ở mức 2 con số. Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng trưởng điện gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16%. Để đảm bảo cung ứng điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt xuống thấp, khu vực vùng núi nhiệt độ từ 11-14 độ, có nơi xuống dưới 5 độ C, trời rét đậm rét hại.

Ngày 9/1, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết: đơn vị vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ số ma túy lớn và nhiều vật chứng liên quan khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文