Đi lại khó khăn, nhiều học sinh ở Lai Châu chưa thể đến trường

11:19 06/09/2018
Ngày 5-9 vừa qua, cùng với cả nước, hàng nghìn học sinh vùng cao Lai Châu nô nức tựu trường khai giảng năm học mới. Tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng lũ, do đi lại khó khăn, nhiều học sinh chưa thể đến trường. 



Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu cho biết đơn vị đã chỉ đạo các trường tập trung huy động học sinh về dự khai giảng. Do ảnh hưởng của mưa lũ, sạt lở và địa hình chia cắt, nhiều học sinh không thể về tựu trường. 

Theo ông Đinh Trung Tuấn, an toàn của các học sinh phải được đặt lên hàng đầu. Trong trường hợp đường đến trường của các em không đảm bảo an toàn, trường có thể cho học sinh nghỉ khai giảng. 

Ngoài ra, Sở đã chỉ đạo các trường làm tốt công tác bán trú, chăm lo đầy đủ bữa ăn cho các học sinh để các em yên tâm ở lại trường, tránh việc đi lại nhiều nguy hiểm đến tính mạng của học sinh.
Học sinh phải đi thuyền vượt qua 2 con suối chảy xiết tới trường dự Lễ khai giảng năm học mới. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trường Mầm non xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, lễ khai giảng gần kết thúc, vẫn còn học sinh xách đồ đạc lỉnh kỉnh đến trường. 

Do nhà xa phải đi bộ, vượt qua nhiều con suối nước chảy xiết, không có cầu, dù có phụ huynh đưa đến trường từ rất sớm nhưng các em vẫn không kịp dự lễ khai giảng. 

Anh Lý Văn Học ở bản Tác Ngá, xã Nậm Chà chia sẻ bố con anh dậy từ 5 giờ, chuẩn bị đến trường dự khai giảng. Do lũ lớn không đưa được xe máy qua suối, bố con anh bò qua dầm của cây cầu đang thi công dở để vượt suối đến trường nhưng vẫn không kịp lễ khai giảng. 

Theo anh Học, quãng đường từ nhà đến trường chỉ hơn chục cây số nhưng có đến hai con suối lớn, không có cầu. Mùa này lũ dâng cao, đường sạt lở nhiều, đi lại rất khó, nguy hiểm. Mặc dù người dân có làm bè để chở người và xe qua suối, nhưng với mức giá 100.000 đồng/lượt người cộng xe máy, bố con anh Học không có tiền đi, đành liều đi bộ.

Anh Giàng Sáu Chớ ở bản Huổi Lính, xã Nậm Chà có bốn người con học ở điểm trường trung tâm xã. Để các cháu có thể dự buổi khai giảng sáng 5/9, anh Chớ và các con đã phải đi bộ xuống trường từ chiều hôm trước. Đường xa, phải qua mấy khe suối lớn không có cầu, bố con anh Chớ đi mất nửa ngày đến tối mới về được trường. Anh Chớ cho biết bản của anh vẫn còn hơn nửa số học sinh chưa thể ra trường khai giảng.

Thầy Lê Đình Chuyền, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chà cho biết trong ngày khai giảng, chỉ có khoảng 70% học sinh đến được trường.

 Nguyên nhân là do nhà các em ở xa, phần lớn đi bộ, lại đang mùa lũ, phụ huynh bận đi nương, không có người lớn, các em không thể tự đến trường. Nhà trường đã tổ chức vận động, thông báo tới phụ huynh, nhưng nhiều phụ huynh học sinh đi làm nương, mưa lũ nên ở lại lán. 

Không chỉ năm học này, nhiều năm học trước, vào đầu năm học mới, học sinh không ra lớp đủ vì mưa lũ. Suối Nậm Nhé, Nậm Chà khi có mưa là nước dâng và chảy xiết, thuyền không dám đi. Mùa khai giảng nào cũng có phụ huynh xin phép nhà trường cho con vắng mặt vì lũ suối lớn không đi được.

Không chỉ ở Nậm Chà, theo bà Lý Mỹ Ly, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè, trong buổi khai giảng sáng nay, số học sinh Trung học cơ sở đến được trường tại huyện Mường Tè chỉ đạt khoảng 80%. 

Tại các xã như Mù Cả, Pa Ủ, Pa Vệ Sủ, tỷ lệ này còn thấp hơn do những nơi này còn nhiều điểm phải đi bộ xa, đường sạt lở do đợt mưa lũ vừa qua, có điểm không có cầu…, các em không thể vượt suối tựu trường. 

Bên cạnh đó, tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Cơ sở xã Nậm Ngà, do trường mới chưa xây xong, không có mặt bằng, thầy cô giáo và học sinh nhà trường phải ra bờ suối tổ chức Lễ khai giảng. 

Tại điểm bản Sáng Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, mưa lũ sạt lở vùi lấp toàn bản, phá hỏng toàn bộ cơ sở trường lớp. Gần 50 học sinh tại điểm bản này phải di chuyển đến bản cách đó 5 km học nhờ. Khu nhà giáo viên và học sinh đang ở rất tạm bợ, khó khăn nhưng phụ huynh vẫn đưa các em đến tham dự lễ khai giảng đầy đủ, ý nghĩa.

Theo Vietnamplus

Cơn mưa lớn với lưu lượng hơn 200mm trút xuống hầu khắp các quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào sáng 10/5 khiến hàng loạt tuyến đường bị ngập sâu. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn trong cơn mưa này. Nhiều nhà dân bị hư hỏng tài sản, phương tiện chết máy trên đường không thể di chuyển...

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong khi làng quê Việt Nam đang dần thay đổi diện mạo thì yêu cầu về công tác đảm bảo ANTT càng được đặt ra ở mức độ cao hơn.

CSGT Công an Tuyên Quang đã tổ chức lực lượng, phân luồng điều tiết giao thông, cùng với người dân cắt tỉa, dọn dẹp cây đổ, đất đá tràn ra đường và giúp đỡ người dân đi qua khu vực ngập úng an toàn để các tuyến đường được thông suốt.

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Sáng 10/5, tại Trung tâm sát hạch lái xe trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đầu tiên sau khi chính thức tiếp nhận chức năng quản lý, tổ chức sát hạch từ Sở Giao thông vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

Nhiều dự án, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL DA ĐTXD) tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư (CĐT) có tiến độ giải ngân và thi công còn chậm, gây nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường. Trước thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa họp và “chốt” thời hạn hoàn thành nhiều công trình, dự án này.

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Công an TP Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT để tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tội phạm và các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.