Từ bê bối sửa điểm thi tại Hà Giang:

Lo ngại "nhân tài" dởm “lọt” vào trường danh giá

17:52 18/07/2018
Sau bê bối sửa điểm thi tại Hà Giang, dư luận xã hội không khỏi lo lắng khi những “nhân tài” không thực học này “lọt” vào các trường đại học (ĐH) hàng đầu, “tước” đi cơ hội chính đáng của nhiều học sinh giỏi khác.

Từ câu chuyện điểm thi được “làm xiếc” một cách trắng trợn, biến những học sinh có học lực bình thường, thậm chí có trường hợp trượt tốt nghiệp do “dính” điểm liệt bất ngờ lọt vào danh sách “thủ khoa” của cả nước trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, dư luận xã hội không khỏi lo lắng khi những “nhân tài” không thực học này “lọt” vào các trường đại học (ĐH) hàng đầu, “tước” đi cơ hội chính đáng của nhiều học sinh giỏi khác.

Từ bê bối sửa điểm thi tại Hà Giang, dư luận cho rằng nên giao việc chấm thi cho các trường đại học.

Trước việc ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang nâng điểm ồ ạt cho hơn 300 thí sinh, trong đó mục đích chính là để các thí sinh này kiếm được suất học tại các trường đại học danh giá- đang trở thành nỗi lo của xã hội, đặc biệt là một số trường ĐH.

Hiệu trưởng một trường top đầu của khối trường kinh tế chia sẻ: Ông cảm thấy quá buồn và phẫn nộ. Nhưng các bài thi thi theo hình thức trắc nghiệm rất khó hậu kiểm (không như bài tự luận). Những thí sinh học lực lẹt đẹt mà kiếm được suất vào trường top nhờ gian lận, thì sau một quá trình học tập tại trường, mới có thể đánh giá được trình độ.

Còn TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục CNTT-Bộ GD&ĐT thì cho rằng: Từ năm 2015, bắt đầu tổ chức kỳ thi “2 trong 1”, có tiến bộ là có thêm cán bộ coi thi từ các trường ĐH, tuy nhiên còn nhiều chỗ là do cán bộ địa phương chủ động làm hết nên cơ hội tiêu cực càng có điều kiện. Người cùng địa phương, làm tại địa phương kiểu gì cũng có những mối quan hệ riêng tư. Độ tin cậy kết quả kỳ thi đương nhiên có phần suy giảm.

Do vậy, rút kinh nghiệm từ vụ Hà Giang, ngoài điểm thi THPT quốc gia, các trường ĐH top đầu cũng nên chủ động đánh giá lại năng lực thật của thí sinh trước khi cho họ vào ngồi học để tránh tình trạng “ngồi nhầm chỗ”.

Chia sẻ thêm với PV Báo CAND về vấn đề này, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng: “Tôi không nghĩ là những thí sinh có hiện tượng gian dối lại dám đăng ký vào ĐH Bách khoa Hà Nội, bởi Bách khoa nổi tiếng là khắt khe trong đào tạo. Vì vậy, nếu có thí sinh vì lý do nào đó mà đỗ vào Bách khoa với điểm không thực chất cũng sẽ không thể trụ nổi. Do đó, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng không lo lắng hay bị ảnh hưởng gì từ vụ sai phạm điểm thi tại Hà Giang”.

Cũng theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn, việc nâng điểm thi ở Hà Giang không liên quan tới kỳ thi “2 trong 1”. Bởi đã có thi thì sẽ có những nguy cơ xảy ra tiêu cực, quy chế chặt đến mấy nhưng còn phụ thuộc vào yếu tố con người. Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT có tách riêng thì cũng vẫn phải làm nghiêm, chúng ta vẫn phải giải quyết những vấn đề tương tự đối với 2 kỳ thi.

Thực tế trước kia, khi tách riêng 2 kỳ thi không phải không có vấn đề. Quan trọng nhất là phải nghiêm minh ở mọi khâu của mọi kỳ thi. Thực chất kẽ hở là ở khâu xử lý kết quả chấm thi, với thi trắc nghiệm hay tự luận cũng vậy thôi (nếu người nhập điểm hoặc người phụ trách CNTT có ý định sửa điểm).

PGS.TS Hoàng Minh Sơn hiến kế, với trắc nghiệm, chỉ cần có một phần mềm tích hợp quét và chấm chuyên dụng thì sẽ không thể can thiệp được. Và nếu phiếu chấm được tô bằng bút bi nữa thì việc sửa lại đáp án bài thi coi như “bất khả kháng”.

Cũng giống như ĐH Bách Khoa Hà Nội ở khâu “đào thải” sinh viên kém, trung bình mỗi năm ĐH Kinh tế quốc dân cũng buộc thôi học khoảng 590-600 sinh viên. Do đó, theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng quản lý đào tạo, sinh viên “dốt” nếu có “chui” vào cũng không theo được, sẽ bị đào thải ngay, nhất là các khóa gần đây, chuẩn đầu ra của ĐH Kinh tế quốc dân đặt ra rất cao, em nào yếu kém quá sẽ không tốt nghiệp được.

“Tôi cho rằng, cần thay đổi cách chấm thi, tăng cường sự tham gia của các trường ĐH trong công tác này thì sẽ hạn chế được tối đa tiêu cực. Sau vụ Hà Giang, hy vọng Bộ GD&ĐT sẽ có những giải pháp cứng rắn hơn”- ông Triệu nhấn mạnh.

Thu Phương - Huyền Thanh

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Ngày 21/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa bắt giữ Trương Tất Hảo (SN 1971), là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc và cố ý gây thương tích.

Hôm nay (21/5), Lễ bốc thăm ASEAN Mitsubishi Electric Cup (tiền thân là AFF Cup) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam cũng sẽ khởi động cho chiến dịch này dưới thời huấn luyện viên Kim Sang Sik.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文