"Loạn" sách tham khảo lớp 1

20:51 16/09/2020
Câu chuyện học sinh lớp 1 “cõng” quá nhiều sách vẫn đang là đề tài “nóng” được nhiều người quan tâm bàn tán và “ngán ngẩm”. Không những vậy, lần cải cách này, có nhiều bộ sách giáo khoa để các trường tự chọn. Tuy nhiên, việc này đang làm cho phụ huynh “quắn não”, chạy ngược chạy xuôi tìm mua sách cho con, nhưng vẫn không thể mua được.

Vào buổi tối, khi tôi rảo quanh một số nhà sách trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, vừa tìm mua sách cho con và cũng để tìm hiểu tình hình sách giáo khoa năm học mới của học sinh. Ở hầu hết các nhà sách, đều thiếu sách giáo khoa, nhất là sách lớp 1.

Khi đến nhà sách fahasa Tân Định (đường Hai Bà Trưng, quận 3), tôi thấy khá đông phụ huynh và học sinh đang tìm mua sách. Tại nơi để sách giáo khoa lớp 1, có một phụ huynh đang cùng 2 đứa con lúi húi tìm sách.

 “Có phải cô giáo kêu mua sách này không con?”, chị này hỏi và đứa con trai nhỏ nhìn quyển sách nói không phải. 

Mấy mẹ con lại tiếp tục lục tìm nhưng vẫn không thấy quyển sách cần mua. Lúc này có một nam nhân viên nhà sách đi tới, chị liền hỏi, nhân viên này nói: “Sách giáo khoa lớp 1 chỉ còn nhiêu đấy, nhà sách nào cũng thiếu tùm lum hết. Tụi em còn không có hàng để nhập nữa mà. Do năm nay cải cách nên rất nhiều loại sách, bởi vì không xác định được trường nào học cái gì, có trường học 3 loại luôn nên không giám in nhiều, nghe nói đang in thêm”.

Mới lớp 1 nhưng quá nhiều sách tham khảo

Qua hỏi thăm, được biết chị tên là Phương Dung ở quận 10, chị cho hay từ đầu năm học đến giờ đã đi rất nhiều nhà sách ở thành phố nhưng vẫn không tìm mua được sách tham khảo (vở bài tập toán lớp 1) cho con. Đầu năm học, chị đã mua bộ sách lớp 1 có 9 quyển, thấy nhiều cứ nghĩ là đã đủ, khi con đi học, cô giáo nói phải mua thêm sách tham khảo nên chị cùng các con đi tìm.

Chị “lùng” mãi cũng mua được một số quyển, nhưng còn thiếu vở bài tập toán 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. “Thiếu sách sợ cô cho bài tập thì không có sách để con học, không biết làm sao nữa. Không nghĩ là năm nay mua sách lại khó đến vậy. Nhân viên một số nhà sách nói bộ sách Chân trời sáng tạo gần đến đầu năm học mới có bán ở các nhà sách chứ không phải có từ lâu và cũng ít trường chọn bộ này nên tìm mua rất khó”, chị Dung tha thở.

Chị cũng nhờ cô giáo của con mua giúp nhưng nhà trường không bán riêng vở bài tập mà bán cả bộ gồm sách và sách tham khảo. Tôi hỏi sao chị không đăng ký nhà trường mua cho tiện, chị Dung cho biết mua trong trường không được giảm giá, còn mua tại nhà sách được giảm 10% trên giá bìa.

Quá mệt mỏi tìm sách, chị còn mệt hơn khi thấy đứa con trai bé bỏng mới vào lớp 1 đã bị cả “đống sách đè” lên đầu. “Sách nhiều quá, em nghĩ trẻ học làm sao hết, có thời gian đâu mà các bé học”, chị Dung nói.

Phụ huynh cùng con vừa vào lớp 1 tìm mua sách tham khảo

Cầm mấy quyển sách vở bài tập: Đạo Đức, Tự nhiên và Xã Hội, Âm nhạc, Mỹ thuật,… nói chung là cứ một quyển sách giáo khoa là kèm ít nhất một quyển sách tham khảo. Chị Dung thắc mắc: “Trẻ lớp 1 còn chưa biết đọc thì làm sao có thể tham khảo sách. Em nghĩ không cần phải có những cuốn sách này, mà cần cho học sinh thực hành sẽ hay hơn. Em nhớ hồi xưa đâu có nhiều sách tham khảo như vậy, các bé bây giờ học áp lực quá?”.

Cầm quyển sách vở bài tập Đạo đức lớp 1, chị Dung quay sang hỏi đứa con gái đang học lớp 9: “Hồi con học làm gì có sách vở bài tập này đúng không?”. Con gái chị nói: “Dạ, không có” và cười, lắc đầu có vẻ không thể hiểu nổi bây giờ lớp 1 sao có quá nhiều sách. “Em nghĩ sách đạo đức thì chỉ cần quyển sách giáo khoa là đủ rồi, giờ thêm vở bài tập nữa, em cũng không hiểu nổi”, chị Dung than vãn.

Bây giờ không biết làm sao, chỉ còn cách đợi, chị nói: “Em cũng đã nói với cô giáo chủ nhiệm của con là em đã tìm khắp rồi nhưng không có sách, cô thông cảm chờ cho em thời gian, chứ em không biết tìm đâu nữa. Em cũng đã mượn cuốn sách con một phụ huynh trong lớp đi hỏi phô tô màu nhưng giá trên 100 ngàn đồng thì làm sao phô tô nổi, mà trắng đen thì bé học không được”.

Những thắc mắc của chị Dung có lẽ cũng là của rất nhiều phụ huynh. Không chỉ lớp 1 mà hầu hết sách giáo khoa các lớp đều có sách tham khảo, bây giờ “lấp liếm” gọi là vở bài tập. Chỉ tính riêng sách tiếng Việt là 4 quyển (tiếng Việt tập 1, tập 2 kèm 2 vở bài tập), toán cũng 4 quyển (toán tập 1, tập 2 kèm vở bài tập), tổng cộng mới hai môn đã là 8 quyển sách.

Học sinh lớp 1 nhưng đã phải "cõng" quá nhiều sách

Chị Nga ở quận 12 nói: “Lớp 1 bé tí tẹo mới nứt mắt ra, đang phải dạy đánh vần, dạy kỹ năng đủ thứ trên đời, biết cái gì mà tham khảo sách. Bố mẹ đọc sách tham khảo nhiều khi còn không hiểu được huống gì là học sinh lớp 1”.

Vậy học sinh lớp 1 nói riêng và tiểu học nói chung cần học những môn nào là phù hợp nhất?

Vấn đề này, thầy Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, trên tinh thần đổi mới, hội nhập quốc tế nên đòi hỏi khối lượng kiến thức tăng và yêu cầu cao hơn trước đây. Các cháu bậc tiểu học, nhất là lớp 1, nói một cách nôm na là trên tinh thần “vừa học vừa chơi”, nhưng chương trình học hiện nay phải đảm bảo học hai buổi/ngày mới có thể đủ thời gian để thầy cô giáo truyền thụ hết lượng kiến thức. Rõ ràng là hơi nặng so với lứa tuổi các cháu.

Thực tế đối với học sinh tiểu học, chỉ cần một số môn cơ bản như: Tiếng Việt, Toán, Khoa học thường thức (những hiểu biết thông thường trong cuộc sống, gần gũi với lứa tuổi học sinh); trong thời buổi hiện nay thì có thêm phần làm quen với ngoại ngữ và tin học; môn thể dục để có sức khoẻ và môn nhạc, hoạ  là hai môn “vừa học vừa chơi”. Còn môn đạo đức cần gắn với thực tế, gần gũi đời sống và phù hợp với lứa tuổi cho các cháu dễ hiểu. Bậc tiểu học chỉ cần dạy các cháu lễ phép, “đi thưa, về trình”, gặp người lớn biết chào, đưa vật cho người khác bằng hai tay, khi nói chuyện biết dạ thưa, biết cảm ơn, biết xin lỗi… những cái cơ bản vậy cần dạy cho trẻ biết.

Mỗi lần cải cách cũng có thay đổi, có cái hay, nhưng đôi lúc thấy hơi tham lam kiến thức, có những cái còn xa thực tế, nặng nề so với lứa tuổi học sinh. Có cái nhìn tổng thể trong giáo dục, nhưng cần có định hướng cụ thể và có yêu cầu kiến thức của từng lớp. Thí dụ khối này thì cần như thế nào, mục tiêu giáo dục ra sao, cần gắn với tâm sinh lý lứa tuổi, gắn với thực tế. “Suy cho cùng, học xong ra đời thì cũng là một thành viên xã hội, tham gia vào các hoạt động của xã hội, công việc này công việc khác, ở mức độ này mức độ khác, do đó học cần thực tế. Còn đối với các nhà nghiên cứu thì chúng ta có đào tạo khác”, thầy Nguyễn Văn Ngai chia sẻ.

Tiểu học là “vừa học vừa chơi”, mầm non là “vừa chơi vừa học” – qua vui chơi để học mà vui chơi phải có mục đích. Trong vui chơi cũng phải hướng đến mục tiêu giáo dục các em thông qua trò chơi để hình thành nhân cách đạo đức,… chứ không phải chơi tuỳ tiện.

Cái gì cũng muốn học sinh biết, cuối cùng không biết gì, học xong quên hết, vì nhồi nhét nhiều quá. Cuối cùng cái cần học sinh biết thì các em không nhớ, học xong quên.


Nguyễn Cảnh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên sau hơn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước, đưa quan hệ hai nước bước vào chặng phát triển mới, với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác được thúc đẩy thực chất và hiệu quả hơn.

Ngày 30/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thanh Tân (SN 1989, tạm trú tổ 74, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, An Giang) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Đại tá Phạm Hữu Thinh, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã đến kiểm tra, động viên CBCS lực lượng Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ đang chuẩn bị cùng Đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an sang Myanmar tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Sáng 30/3, tại trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội, Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị đã tổ chức buổi gặp mặt, động viên và giao nhiệm vụ cho sáu CBCS ưu tú thuộc tổ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ trước khi lên đường tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an tại Myanmar.

Được cho là va quẹt giao thông nhưng các phương tiện không hề hấn gì nhưng những người trên xe ô tô 16 chỗ và người điều khiển xe máy tỏ vẻ “nóng nảy”, dừng phương tiện đánh nhau giữa đường…

Có mặt tại các điểm thi kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 năm 2025 do Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG - HCM) tổ chức sáng 30/3, nhiều thí sinh hồi hộp trước giờ thi, có em được phụ huynh đưa đi thi nên cũng an tâm, nhưng đây là kỳ thi quan trọng, dù khá tự tin nhưng các em vẫn có chút lo lắng.

Ghen vì người yêu cũ quen người mới, Lan Anh (16 tuổi) nhắn lên nhóm chat kín có tên “Động yêu tinh” với nội dung “Tất cả chuẩn bị đi bừa” (đánh nhau). Đúng 5 tiếng sau, hàng chục thanh thiếu niên di chuyển trên 20 xe máy cầm theo kiếm Katana và dao quắm tập trung tại khu vực quận Long Biên (Hà Nội) để đi giải quyết mâu thuẫn cho “đàn chị”.

LTS: Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng số Xuân Ất Tỵ (tháng 1/2025) đăng bài viết “Chuyến hành quân ngược tháng 4/1975” của Thiếu tướng, nhà văn Khổng Minh Dụ, kể lại chuyến công tác đặc biệt của ông (khi đó là cán bộ của Đoàn Tình báo chiến lược J22 - Bộ Quốc phòng) đưa ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức, từ miền Nam ra Hà Nội. Sau khi báo phát hành đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc.

Từ đầu năm nay, dù hoạt động đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội không còn "nóng" như trước nhưng tình trạng bỏ cọc trúng đấu giá đất vẫn xảy ra. Vụ việc 22 lô đất trúng đấu giá ở Hà Đông bị bỏ cọc mới đây một lần nữa đặt ra câu hỏi, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.