Luật Giáo dục đại học được sửa đổi phù hợp với thực tế

09:09 09/05/2018
Câu chuyện Giáo sư Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng Đại học (ĐH) Hoa Sen và quay trở lại Mỹ làm việc khiến dư luận tiếc nuối không chỉ đối với trường này, mà còn cho cả giáo dục nước nhà.


Từ câu chuyện này đã đặt ra nhiều vấn đề về quản trị ĐH, tự chủ ĐH, đặc biệt là tự chủ về nhân sự của trường ĐH. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tự chủ ĐH để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, hội nhập với DH ĐH quốc tế.. Đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại, rà soát tất cả điều khoản không còn phù hợp của Luật Giáo dục Đại học hiện tại. 

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã có những chia sẻ với PV Báo CAND xung quanh câu chuyện đang gây nhiều tranh cãi này.

PV: Từ câu chuyện đang gây tranh cãi tại ĐH Hoa Sen, theo bà, vì sao một trong những tiêu chuẩn quan trọng của hiệu trưởng một trường ĐH là phải có kinh nghiệm về công tác quản lý- nhất là kinh nghiệm quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Tiêu chuẩn hiệu trưởng cần có nội dung về kinh nghiệm quản lý như một minh chứng cho năng lực quản lý đã được thừa nhận của ứng viên hiệu trưởng, là một trong các điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này. 

Từ thực tế hiện nay, nên tiếp cận tiêu chuẩn này theo hướng có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học nói chung chứ không nhất thiết phải là “kinh nghiệm quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” như một số thông tin đã đưa. 

Bởi vì, khác với quản trị, quản lý nói chung, đặc thù công việc quản lý của hiệu trưởng trường ĐH là quản lý và tạo môi trường làm việc mang tính học thuật cho các nhà khoa học là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Vì vậy, kinh nghiệm quản lý giáo dục ĐH là một trong các điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện duy nhất hay điều kiện đủ. 

Trong phạm vi quan sát của chúng tôi, ở nhiều nước khác, các trường cũng yêu cầu điều kiện này, với các mức độ, hình thức khác nhau như: Đã có thời gian/kinh nghiệm quản lý ở cấp khoa, phòng hoặc đã từng là giáo sư, từng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường khác… hoặc chỉ đưa ra một số tiêu chuẩn chung và ứng viên sẽ được sát hạch qua hội đồng tuyển chọn để kiểm tra, đánh giá kinh nghiệm, năng lực làm việc.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng.

PV: Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, quy định về tiêu chuẩn này có được mở hơn không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Hiện nay, Luật GDĐH đang được sửa đổi, bổ sung và tiêu chuẩn trên cũng đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung. Đó cũng là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Ở 3 dự thảo đầu, Ban soạn thảo quy định nội dung trên theo hướng mở: “có uy tín khoa học, có năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học”. Năng lực quản lý, quản trị giáo dục đại học này sẽ do hội đồng trường, hội đồng quản trị xác định, lựa chọn. 

Tuy nhiên, qua tổ chức lấy ý kiến tại 5 hội thảo ở 5 vùng (Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, với thành phần tham gia là đại diện các trường ĐH, các chuyên gia giáo dục, các doanh nghiệp…), nhiều ý kiến góp ý không nên hạ thấp tiêu chuẩn tại điểm a, khoản 2 Điều 20 của Luật hiện hành; quy định trên tại Dự thảo 3 chưa rõ… cần quy định để định lượng rõ về tiêu chuẩn này. 

Tiếp thu các ý kiến góp ý, từ Dự thảo 4, Ban soạn thảo tiếp tục quy định tiêu chuẩn này: “có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục ĐH ít nhất 5 năm từ cấp khoa, phòng, ban trở lên”. 

Tuy nhiên, nội dung của dự thảo không hạ thấp, vẫn giữ định lượng của kinh nghiệm quản lý nhưng mở hơn, không nhất thiết phải có kinh nghiệm quản lý ở cơ sở giáo dục ĐH (đã bao hàm ở cả các cơ sở giáo dục đại học khác ở Việt Nam hay nước ngoài) mà còn có thể có kinh nghiệm quản lý giáo dục ĐH ở các cơ quan bộ, ngành, tổ chức giáo dục, viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến sĩ. 

Tất nhiên, dự thảo còn cần phải tiếp tục được xin ý kiến Quốc hội theo quy trình soạn thảo văn bản luật và Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa Dự thảo để ngày càng hợp lý hơn, vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng để tạo ra mặt bằng chất lượng tối thiểu trong cả hệ thống đối với chức danh quản lý quan trọng này, vừa đảm bảo quyền của hội đồng trường/hội đồng quản trị nói riêng và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục ĐH nói chung trong việc lựa chọn hiệu trưởng.

PV: Bà nghĩ sao khi hiện có luồng ý kiến cho rằng, việc GS Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng ĐH Hoa Sen và trở lại Mỹ là minh chứng cho thấy, khi việc bổ nhiệm chưa được xử lý một cách linh hoạt đã dẫn đến sự ra đi đáng tiếc của một người tài?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Trước hết chúng ta cũng phải thống nhất về quan điểm rằng, hiệu trưởng và GS là 2 chức danh rất khác nhau, vì vậy, tiêu chuẩn cũng khác nhau. Tôi không muốn nói đến 1 trường hợp cụ thể, nhưng nếu có 1 GS giỏi nào đó mà không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng cũng không phải vấn đề gây ngạc nhiên hoặc tranh cãi, bởi vì tiêu chuẩn khác nhau. 

Trên thực tế, nhiều GS tích lũy kinh nghiệm quản lý… trở thành hiệu trưởng, nhưng cũng có rất nhiều các GS không bao giờ trở thành hiệu trưởng. Không nên vì trường hợp đặc biệt của GS Thành mà chúng ta nói rằng chính sách thu hút nhân tài của nhà nước là không thành công vì hiện nay nhà nước và các cơ sở đang mở rộng cửa để chào đón đội ngũ tri thức này và quá trình vẫn rất hiệu quả. 

Những điểm nghẽn, rào cản, nút thắt vẫn được các bên khai thông trên cơ sở tôn trọng pháp luật và cùng xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả. Vì vậy chúng ta cũng nên nhìn trên bình diện rộng hơn là đội ngũ trí thức Việt kiều vẫn ngày càng đóng góp to lớn cho đất nước. 

Trường hợp GS Thành, chúng ta cũng đã biết lý do. Quy định của Luật hiện hành là như vậy và các tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ. Chúng ta cũng biết, luật pháp cũng có tính lịch sử của nó, có quy định phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác, vì vậy, các quy định của luật cũng thường được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tiêu chuẩn hiệu trưởng cũng đang là một quy định như vậy. 

Nhưng cũng phải nói thêm rằng, nếu như Trường ĐH Hoa Sen và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể có cách vẫn đạt được sự hợp tác, vẫn đúng luật và không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ngay thời điểm điều đó còn đang trái với luật, hoặc phải chấm dứt hợp tác.

PV: Ngoài quy định chung, liệu có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài, được tín nhiệm và cũng có kinh nghiệm quản lý nhưng vẫn còn những điểm chưa đủ "khớp" hết với quy định chung không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục ĐH quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục ĐH ít nhất 5 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng về điều kiện này nhưng cũng chính vì vậy mà nó bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng. Những quy định như vậy là một trong các lý do cần phải sửa đổi bổ sung ngay trong Luật Giáo dục đại học. 

Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường đại học tư thục thuộc chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khi Luật đang có hiệu lực thì từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.

Trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, chúng tôi có tổ chức hội thảo ở 5 khu vực lớn và được sự hỗ trợ của các nhóm nghiên cứu để tiếp thu các kinh nghiệm của quốc tế. Thực sự, các nước khác nhau có quy định rất khác nhau về chuẩn hiệu trưởng, có nước, có trường yêu cầu phải có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học, như Luật của Hungary, Indonexia, Thổ Nhĩ Kì…

PV: Hiện có ý kiến cho rằng quy định 5 năm quản lý cấp khoa/phòng chỉ nên áp dụng với trường công. Nếu áp với trường tư sẽ đi ngược lại xu thế tư chủ đại học, nhất là ở các trường tư thục hoàn toàn hoạt động bằng vốn của cổ đông như ĐH Hoa Sen?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Tôi đồng ý quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng trong luật hiện hành cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn trong giai đoạn sắp tới. Nhưng cũng không hẳn đồng ý về việc phân biệt công tư đối với chất lượng nói chung và chuẩn hiệu trưởng nói riêng. 

Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện tự chủ đại học, các tiêu chuẩn tối thiểu cần áp dụng thống nhất để tạo mặt bằng chất lượng chung trong toàn hệ thống. 

Bởi khác với quản trị, quản lý nói chung, quản lý của một trường đại học công cũng như tư, đó là quản lý tạo ra môi trường học thuật, học tập nghiên cứu, để các GS, các trí thức, nghiên cứu sinh, học viên làm việc hiệu quả nhất. 

Vì vậy không cần thiết phải phân biệt trường công, trường tư, tất cả hiệu trưởng đều phải đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản lý giáo dục đại học và vì vậy tiêu chuẩn này cũng là cần thiết để áp dụng chung cho cả hệ thống. 

Thực tế hiện nay không phân biệt các chuẩn chất lượng giữa ĐH công và tư thục, có khác nhau chỉ là khác về quy trình, thẩm định.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

T.Phương - H.Thanh

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

Ngày 4/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an huyện Như Xuân vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Tuấn (SN 1983), ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…

Lương cơ sở đã tăng, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng dù xuất sắc đến đâu lương cũng "mới chỉ đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân và chi tiêu hết sức tằn tiện". Thế nên, các địa phương xin cơ chế riêng để thu hút nhân tài, Quốc hội ủng hộ nhưng nhân tài thì vẫn "như lá mùa Thu".

Chiều 4/11, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa xuất quân hỗ trợ lực lượng chức năng Campuchia chữa cháy casino 7 tầng, thuộc xã Tropeng phlong, huyện Ponhia Kret, tỉnh Tbuong Khmum (Campuchia), hướng dẫn thoát nạn cho 4 người bị thương mắc kẹt trong đám cháy.

Ngày 4/11, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác bí mật ghi hình các bãi giữ xe bên ngoài trường THPT Cầu Giấy (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) qua đó phát hiện không ít học sinh đi xe máy có dung tích xi lanh từ 110 – 125 cc như: Honda Vision, Spacy… gửi tại đây.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文