Mặt trái…du học: Cần sự tính toán khôn ngoan

09:27 01/05/2016
Đổ cả núi tiền cho con cái đi du học cha mẹ nào mà chẳng mong đợi gặt hái được thành công. Nhưng điều kiện cần và đủ để cho con du học thì có lẽ không phải ai cũng biết. Mà “sai một li đi một dặm” nên sự tính toán sai lầm của phụ huynh trong vấn đề du học có thể trả giá đắt, lắm khi tan nát cả tương lai con trẻ…


Theo bảng chi tiết học phí của một số trường đại học hàng đầu thế giới (Massachusetts institute Of Technology (MIT), Harvard, Stanford California institute Of Technology (CALTECH); CamBridge, Oxford…) trong năm học 2015-2016, mức học phí tùy theo ngành học dao động từ hơn 500 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng. Mỹ đang là điểm đến chính của du học sinh Việt Nam với số lượng khoảng 19.000 người trong năm 2015.

Được học ở Đại học Harvard (Mỹ) là ước ao của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Cục Đào tạo nước ngoài, chi phí trung bình cho một năm học ở Mỹ - bao gồm học phí và chi phí sinh hoạt của du học sinh là khoảng trên 35 ngàn USD. Như vậy, để con mình có được bằng cử nhân, phụ huynh phải chuẩn bị khoảng 150 ngàn USD.

Nhưng tiền chưa phải là vấn đề quan trọng nhất mà yếu tố quyết định chính là ở năng lực học tập của du học sinh. Các bạn trẻ mong muốn được học tập tại các trường này ngoài lực học còn phải có quá trình tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa “đáng nể” mới có cơ hội lọt qua cửa hẹp.

Đổi lại, các trường đại học hàng đầu ở Mỹ có chế độ học bổng khá “hào phóng”. Tại MIT, 90% sinh viên bậc cử nhân có sự hỗ trợ tài chính. Tại trường Caltech, gần 60% sinh viên đại học theo học bằng học bổng. ĐH Pennsylvania chi đến 6 triệu USD học bổng dành riêng cho sinh viên cử nhân quốc tế.

Tại ĐH Harvard, Yale mỗi năm cấp hàng trăm suất học bổng cho sinh viên quốc tế bậc cử nhân với mức trên 50 ngàn USD/năm… Với những “phần thưởng” hấp dẫn đó, nhiều du học sinh tài năng của Việt Nam đã ra sức “săn” học bổng và đạt được kết quả rất khả quan. Trong đó có những học sinh chiếm được suất học bổng khủng trị giá lên đến 320 ngàn USD như học sinh Lã Hồ Minh Khuê, Tôn Hiền Anh tại ĐH Harvard…

Nếu không “đụng” nổi tới các trường hàng đầu, phụ huynh ít tiền hơn còn có nhiều sự lựa chọn vào các “trường thường bậc trung” ở Mỹ, Anh, Úc, Hà Lan, Nhật... Còn phương án kinh tế nhất khi muốn du học ở Mỹ là theo học các trường cao đẳng cộng đồng (Community College).

Đây được xem là bước đệm để bước vào các trường đại học Mỹ. Bởi sinh viên tốt nghiệp chương trình 2 năm tại các trường này có thể chuyển sang học năm thứ 3 của đại học 4 năm. Yếu tố quan trọng khác là ở khâu tuyển sinh, người đăng ký học nếu chưa đạt trình độ Anh văn theo yêu cầu thì vẫn có thể ghi danh và tham gia các khoá tiếng Anh ngay tại trường trước khi vào học chính thức. Còn học phí, nếu như các trường đại học tư ở Mỹ tầm 20-30 ngàn USD/năm thì cao đẳng cộng đồng chỉ khoảng bằng 1/3.

Mà như vậy thì các bậc phụ huynh sẽ dễ thở hơn khi chứng minh tài chính xin visa du học. Ngoài ra, học ở đây du học sinh (DHS) còn có điều kiện đi làm thêm đủ để trang trải cho việc ăn ở. Chị Út, ngụ quận Thủ Đức cho biết, cho con gái du học tự túc tại một trường cao đẳng cộng đồng sau khi tốt nghiệp THPT. Hai năm đầu học tiếng Anh tại đây, chị chỉ đóng học phí khoảng 6.000USD/năm, còn sinh hoạt phí con chị đi làm thêm. Tuy nhiên, theo chị Út, khi sang đấy các em phải có tính tự lập cao, chịu khó học hỏi chứ cái kiểu học “tà tà” thì chẳng biết học đến bao lâu mới ra trường.

“Con tôi cho biết, phần lớn DHS trụ lại ở trường là nữ, còn các bạn nam “rơi rụng” gần hết vì ham chơi nên học hoài mà vẫn chưa qua được tiếng Anh thì không thể vào học chính thức” - chị Út chia sẻ.

Du học có 2 loại: Du học phổ thông và du học đại học. Mà theo thầy Cao Duy Thảo (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc tại TP Hồ Chí Minh) thì du học sinh phải đáp ứng được các yếu tố chính đó là trình độ ngoại ngữ phải tốt, thích ứng được với phương pháp giảng dạy, hòa nhập với cuộc sống nước sở tại, có ý thức tự lập cao… chứ không phải cứ có tiền là được.

Muốn vậy, cha mẹ phải chuẩn bị hành trang cho con từ rất sớm và hãy để khi chúng “đủ lông đủ cánh” mới cho đi du học. Vì vậy, theo thầy Thảo, du học đại học là tốt nhất, ít rủi ro nhất. Còn nếu du học phổ thông chí ít từ lớp 11-12, nếu sớm hơn rất dễ bị thất bại.

Thầy Thảo nhớ lại: “Khi tôi còn làm hiệu trưởng, nhiều phụ huynh đưa con đi du học ở Mỹ, Úc bị thất bại giữa chừng đến cầu cứu tôi cho cháu xin học lại. Tôi cũng tạo điều kiện cho các cháu nhưng nói thật học sinh từ trường Việt Nam ra nước ngoài học khó khăn một lần thì khi quay ngược lại khó gấp 10. Nhiều em còn rơi vào tình trạng trầm cảm nặng phải chữa chạy rất tốn kém mới học lại được”.

Thầy giải thích thêm: Khi đưa con đi du học hầu như phụ huynh chỉ chú ý tới trình độ ngoại ngữ, học bổng ra sao mà quên các yếu tố quan trọng khác đó là sự thích ứng với phương pháp giảng dạy, cuộc sống, phong tục tập quán ở nước theo học. Ở các nước phương Tây, giáo dục mang tính độc lập, tự chủ, sáng tạo còn Việt Nam từ xưa tới nay, giáo dục bằng phương pháp thu nạp và tái hiện lại kiến thức. Nếu không thích ứng được phương pháp này học sinh sẽ “đuối” ngay, không thể học hành gì được.

Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, từ năm 2009, Viện Nghiên cứu có làm cầu nối chương trình “Học bổng Phụ nữ châu Á” du học tại Bangladesh cho nhiều học sinh nghèo ở TP Hồ Chí Minh. Dù trước khi sang học chúng tôi đã giới thiệu về văn hoá, tôn giáo, những vấn đề phải đối diện… khi đến đất nước này nhưng cũng có đến 11 em phải về nước, trong đó có lý do không thích ứng với văn hóa nước sở tại.

Ngoài ra, theo một số chuyên gia ở lĩnh vực du học, các bậc phụ huynh xây dựng mối liên hệ với nhà trường chủ yếu thông qua các em chứ ít khi trực tiếp với nhà trường. Cho nên việc con em mình học tập thế nào các phụ huynh mù tịt, nghe con nói sao thì tin vậy. Từ thực tế cho thấy, những du học sinh bỏ học ham chơi thì chắc chắn sẽ tiêu xài nhiều hơn lúc bình thường.

Chính vì thế mà việc quản lý chi tiêu là vô cùng quan trọng. Khi con đòi hỏi gửi thêm nhiều tiền với lý do này, lý do nọ thì các phụ huynh cần xem lại. Nhất thiết phải sang tận nơi tìm hiểu ngọn ngành, nếu xảy ra sự cố thì tìm giải pháp tháo gỡ kịp thời trước khi quá muộn…

Nhóm PV

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文