Miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS:

Mỗi năm NSNN chi thêm khoảng 4.730 tỷ đồng

08:35 19/08/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 104 thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở (THCS) trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khi thực hiện chính sách này, ngân sách nhà nước sẽ chi thêm khoảng 4.730 tỷ đồng/mỗi năm.

Theo Bộ GD&ĐT, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là thực hiện chính sách phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và tiến tới thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm, từ sau năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với cấp tiểu học, còn cấp THCS, trẻ em học mầm non 5 tuổi (thuộc diện phổ cập) vẫn chưa được miễn học phí.

Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, cử tri cả nước đã thông qua đại biểu Quốc hội kiến nghị Nhà nước không thu học phí đối với học sinh thuộc diện phổ cập, không phân biệt học sinh học tại các trường công lập và ngoài công lập.

Chủ trương thực hiện miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS công lập nhận được sự đồng thuận cao từ xã hội. Ảnh: minh họa.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để thực hiện chính sách phổ cập và giáo dục bắt buộc, Nhà nước phải có chính sách đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp và phải không thu học phí (không phân biệt trường công và trường tư), vì hiện nay vẫn còn rất nhiều gia đình có thu nhập trung bình và thu nhập thấp (tiệm cận chuẩn nghèo).

Nếu không miễn hoàn toàn học phí cho đối tượng này, sẽ rất khó huy động tất cả học sinh đến trường, và không thể hoàn thành mục tiêu thực hiện phổ cập và giáo dục bắt buộc. Việc không hỗ trợ học sinh ngoài công lập cũng là không thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển xã hội hóa, khuyến khích các loại hình trường ngoài công lập phát triển, đối xử bình đẳng giữa trường công và trường tư khi thực hiện các dịch vụ công thiết yếu do Nhà nước đảm bảo kinh phí.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phạm Tất Thắng nêu quan điểm: Chủ trương miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS là đúng đắn, thể hiện rõ định hướng "giáo dục là quốc sách". Nó cho thấy trách nhiệm của nhà nước đối với cấp học phổ cập, tức giáo dục bắt buộc.

"Chúng ta quy định phổ cập tiểu học không thu học phí. Mầm non 5 tuổi và THCS cũng là bậc học phổ cập, nhưng trước nay ta phải thu phí. Điều này là mâu thuẫn trong chính sách” - ông Thắng cho biết. Cũng theo ông Thắng, việc miễn học phí toàn bộ bậc học phổ cập đáng lý phải thực hiện sớm, tuy nhiên giờ Chính phủ thông qua vẫn là cần thiết, đáng hoan nghênh. Vài trăm nghìn học phí một năm với gia đình ở đô thị không nhiều, nhưng với con em vùng khó khăn là con số đáng kể.

Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, ngoài kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và chi thực hiện chính sách chế độ cho học sinh miễn giảm học phí theo quy định hiện nay, khi thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS công lập, hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập thì hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ phải chi thêm 4.730 tỷ đồng.

Báo cáo của Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ nguồn kinh phí thực hiện là từ việc cân đối trong 20% chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Hiện nay, tổng ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Quốc hội phê duyệt mỗi năm tăng từ 6% - 8%, xét về số tuyệt đối thì hàng năm ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo tăng từ 10.000 tỷ đến 13.000 tỷ. Ví dụ năm 2018, ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục được Quốc hội phê duyệt là 229.074 tỷ, năm 2017, ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục là 215.167 tỷ, phần tăng thêm là 13.907 tỷ.

Như vậy, với số ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm tăng thêm khoảng 13.907 tỷ, thì hoàn toàn có thể bù đắp kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí trường công lập diện phổ cập và hỗ trợ đóng học phí trường ngoài công lập là 4.730 tỷ nêu trên, chưa kể số dự phòng ngân sách cho giáo dục hàng năm chưa sử dụng.

Được biết, vừa qua, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đã xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành, nội dung mà Chính phủ thống nhất là miễn học phí trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập sẽ được đưa vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua trong 1-2 kỳ họp tới.

H.Thanh

Chiều 29/5, với 461/463 đại biểu Quốc hội (96,44% tổng số đại biểu) biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nghị quyết giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.

Ngày 29/5, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Đánh bạc” và “Rửa tiền”, khởi tố 14 bị can về tội “Đánh bạc” quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự, khởi tố 7 bị can về tội “Rửa tiền” quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự.

Mặc dù gia đình người lái xe tải tông sập nhà dân khiến hai đứa trẻ thương vong đã tích cực khắc phục hậu quả, xây dựng lại căn nhà và bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân, nhưng hành vi của lái xe đã cấu thành tội phạm nên phải khởi tố theo quy định pháp luật.

Ngày 29/5, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4755/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng Gói thầu xây dựng đường cao tốc thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước).

Ngày 29/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng Mai Xuân Tưởng (SN 1992), Mai Văn Đức (SN 1994) và Quảng Tấn Hưng (SN 1992) để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Ngày 29/5, Công an tỉnh Hòa Bình phối hợp với Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) tổ chức Hội nghị “điểm” Sơ kết công tác xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về công tác bảo đảm ANTT trong xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy.

Nằm trong chương trình phối hợp công tác tuyên truyền giữa Công an tỉnh Yên Bái và Cục Truyền thông CAND, Bộ Công an, ngày 29/5, đoàn phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài lực lượng CAND vừa có chuyến nghiên cứu thực tế tại Yên Bái. Đoàn do Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND làm trưởng đoàn.

Với chủ đề “Đón kỷ nguyên mới”, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) sẽ chính thức khai mạc vào tối 31/5 tới, quy tụ 10 đội pháo hoa đến từ 3 châu lục. Đây là mùa lễ hội có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của một trong những sự kiện văn hóa – du lịch tầm cỡ hàng đầu châu Á.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức đánh giá, Luật Căn cước vô cùng tiến bộ khi đưa ra 1 chế định là cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đồng thời đề nghị Điều 19, Điều 23 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam cần bổ sung đối tượng này, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an rà soát cụ thể.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.