Trường Đại học Công nghệ miền Đông:

Mở xưởng thực hành, gắn đào tạo với thị trường

15:56 22/10/2018
Gắn đào tạo với thị trường và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để sinh viên có môi trường thực hành, có đầu ra tốt. Đó là Trường Đại học Công nghệ miền Đông.


Cung lớn hơn cầu, đào tạo chưa gắn với yêu cầu của thị trường lao động, đó là bức tranh đào tạo nguồn nhân lực trong hệ thống các trường ĐH, CĐ và trường nghề của nước ta. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, vẫn có nhiều trường ĐH dù mới được thành lập nhưng đã tìm được hướng đi riêng, đúng hướng: Gắn đào tạo với thị trường và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để sinh viên có môi trường thực hành, có đầu ra tốt. Đó là Trường Đại học Công nghệ miền Đông.

Đầu tư mạnh vào các ngành công nghệ

Ra đời vào tháng 11-2013, Trường Đại học Công nghệ miền Đông tọa lạc trên tổng diện tích 10 ha, tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai – một vị trí đắc địa để thu hút sinh viên theo học. 

Năm năm qua, Trường Đại học Công nghệ miền Đông đã có một cuộc chạy đua mạnh mẽ để khẳng định tên tuổi trong hệ thống các trường đại học: Quy mô đào tạo hơn 4.000 sinh viên và bên cạnh hệ ĐH với 10 ngành đào tạo, trong tháng 9-2018, trường tuyển sinh thêm 200 học viên cao học hệ chính quy khóa mới với nhiều ngành đào tạo như: Chính sách công, Luật Kinh tế, Luật Tố tụng hình sự, Quản lý kinh tế, Quản lý giáo dục, Ngôn ngữ Anh, Luật Hiến pháp và Luật Hành chính… 

Sinh viên Đại học Công nghệ miền Đông được tăng cường thực hành tại trường, chú trọng chất lượng học tập 

GS.TS Trương Giang Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ miền Đông (GS nguyên là Thiếu tướng, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân) cho biết: “Chúng tôi xác định nhân lực về các ngành công nghệ chính là chìa khóa góp phần giải bài toán về nhân lực chất lượng cao cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Do đó, ngay từ đầu, trường đã gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động và luôn tìm cách kích cầu đào tạo, đón đầu các nhu cầu đào tạo ngành nghề của các tỉnh trong khu vực kinh tế năng động Đông Nam Bộ, nhất là các ngành công nghệ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp - khu chế xuất - khu công nghệ cao, góp phần giải bài toán về nhân lực cho tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận”. 

Từ quan điểm đó, trường đã từng bước đi sâu nghiên cứu, mở các khóa đào tạo lại cho người lao động trong các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, nhằm nâng cao tay nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, đào tạo các ngành công nghệ,  đào tạo lao động trong nước để đi làm việc tại Hàn Quốc; đàm phán với phía Hàn Quốc để mở trung tâm đào tạo ứng dụng công nghệ ngay tại trường. 

Trường cũng lập Phòng Quan hệ doanh nghiệp để lo đầu ra cho sinh viên; liên kết đào tạo với các doanh nghiệp như Công ty Ô tô Trường Hải để sinh viên thực hành tại doanh nghiệp và sau đó khi ra trường làm việc luôn cho Trường Hải. 

Trong tương lai gần, nhà trường sẽ xây dựng một trung tâm văn hóa Việt - Hàn ngay tại trường nhằm giúp sinh viên của trường được trang bị kỹ năng cần thiết về công nghệ và một vốn kiến thức văn hóa căn bản, tạo thêm sự tự tin và cơ hội thành công cho sinh viên khi tham gia vào thị trường lao động tại Hàn Quốc, hay làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc ở trong nước.

Sinh viên hứng thú nghiên cứu tại các xưởng thực hành

GS.TS Trương Giang Long cho hay, khi gắn đào tạo với thị trường lao động thì sinh viên được đào tạo nhiều về kỹ năng, đáp ứng được chính xác nhu cầu tuyển dụng, từ đó tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, ngay cả khi các em chưa tốt nghiệp. Học đi đôi với hành khiến sinh viên rất hứng thú và trưởng thành nhanh chóng. 

Để giải bài toán đó, trường đã liên kết với các tập đoàn dược đặt xưởng thực hành ngay trong khuôn viên của trường để các học viên thực hành ngay tại đây; gắn chặt nhà trường với các doanh nghiệp dược, giúp họ tuyển được lao động sau khi sinh viên tốt nghiệp. 

Trong thời gian học tại trường, các sinh viên sẽ có liên hệ chặt chẽ với các nhà thuốc, giúp sản phẩm thâm nhập thị trường nhanh chóng, qua đó giúp các doanh nghiệp dược nắm được nhu cầu của thị trường để định hướng sản xuất theo yêu cầu khách hàng. 

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có nhiều cơ hội được các tập đoàn này tuyển vào làm ngay từ khi mới bước chân ra trường. Song song với đó, trường đang đàm phán với một số đối tác thành lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng KH-CN tại trường để sinh viên có nhiều giờ thực hành, nghiên cứu thực tế và phối hợp doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất. 

Cùng với đào tạo sinh viên, trường còn nhận đào tạo lại các lao động tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, đồng thời kết hợp gắn với đào tạo văn hóa ứng xử, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp nước ngoài. 

Sắp tới, trường sẽ thành lập Phòng Quan hệ công chúng, chuyên lo đầu ra cho sinh viên ngành kỹ thuật và ký hợp đồng với Công ty CP ô tô Trường Hải để đưa các kỹ sư tham gia giảng dạy, đào tạo kiến thức, kỹ năng thực tiễn cho các sinh viên.

Một trong những chương trình kích cầu đào tạo mà Trường Đại học Công nghệ miền Đông đang tích cực triển khai là chiêu sinh đào tạo đối tượng bộ đội xuất ngũ, công an hết nghĩa vụ và có chính sách giảm 15% học phí cho các đối tượng này; nếu điểm thi cao thì được miễn giảm 50% học phí; học giỏi thì giảm thêm 5% trong năm đầu tiên. Nhà trường cũng có chính sách ưu tiên miễn tiền ở ký túc xá cho sinh viên có hộ khẩu thường trú ở huyện Thống Nhất, và một số địa phương khác còn khó khăn của tỉnh Đồng Nai - như là sự ý thức về trách nhiệm xã hội của nhà trường với tỉnh.
Tuấn Minh – Tuấn Dũng

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP Hồ Chí Minh - một lần nữa khẳng định ý nghĩa và tầm vóc lịch sử to lớn của Đại thắng mùa Xuân 1975 trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến.

Với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh lãi suất, tài sản bảo đảm là cản trở lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn ngân hàng: doanh nghiệp thiếu tài sản, ngân hàng sợ rủi ro. Tình trạng này không mới, nhưng nó vẫn tồn tại dai dẳng, cần những giải pháp đột phá để giải quyết mâu thuẫn này.

Theo Công an tỉnh Phú Thọ, đây là một trong các vụ án ma túy có số lượng bị can bị khởi tố trong cùng 1 vụ án lớn nhất cả nước từ trước đến nay, với 73 bị can. Tính từ khi vụ án được khởi tố và chuyên án được xác lập trong thời gian khoảng 10 tháng, khối lượng công việc các thành viên phải thực hiện rất lớn. Quá trình đấu tranh, mở rộng vụ án, đồng thời phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thông tin về đối tượng cần điều tra, mở rộng truy bắt ít, rất khó xác định được nhân thân… 

Đúng ở thời điểm nổi tiếng nhất, Hoàng Vũ Samson lại gắn liền với nhiều tai tiếng. Đúng ở giai đoạn đỉnh cao phong độ, Samson lại không nhận được tín hiệu từ ĐT Việt Nam. Và khi "Những chiến binh sao Vàng" mở cửa với các cầu thủ nhập tịch gốc nước ngoài, Samson lại ở sườn dốc bên kia sự nghiệp. 

Sau bài viết “Tái diễn thu mua, chế biến gỗ trái phép ở Thanh Hoá”, chúng tôi tiếp tục nhận được thông tin phản ánh, tại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đang diễn ra tình trạng tương tự… Dường như, mọi chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hoá và chính quyền các huyện chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Để thu hút doanh nghiệp, các địa phương đã đầu tư nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung với hạ tầng đồng bộ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc đầu tư này thiếu đồng bộ, chưa hoàn thiện nhưng vẫn tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động. Điều này đã gây ra không ít hệ lụy, nhất là về môi trường.

Trong báo cáo bổ sung về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Nội vụ gửi Quốc hội mới đây cho biết, hiện cả nước có khoảng 2,21 triệu người lao động không được khai thác hết tiềm năng.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.