Môn Lịch sử sẽ thay đổi như thế nào trong chương trình giáo dục phổ thông mới?

08:14 26/12/2017
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến giáo viên và các nhà chuyên môn, chương trình môn Lịch sử mới sẽ được xây dựng với nhiều thay đổi khác biệt so với chương trình hiện hành.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo chương trình môn Lịch sử mới là thay vì tập trung dạy kiến thức lịch sử sẽ tiếp cận theo hướng xây dựng, hình thành các năng lực đặc thù cho học sinh. Đó là năng lực nhận diện, hiểu và sử dụng sử liệu; năng lực tái hiện quá khứ; năng lực phân tích, giải thích và đánh giá lịch sử và cuối cùng là năng lực vận dụng những bài học lịch sử.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, chương trình chưa tập trung vào trang bị tri thức lịch sử mà mục tiêu cao nhất là giúp học sinh có được tình yêu với môn học và hình thành, phát triển ký ức lịch sử.

Tương tự, ở cấp trung học cơ sở, toàn bộ chương trình dành để trang bị nền tảng tri thức thông sử, tức là giúp học sinh có được tri thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống nhất. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất cơ bản, cốt lõi. Đây là khác biệt lớn so với chương trình hiện hành.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Siêu (Hà Nội) học Lịch sử tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội.

Ở cấp trung học phổ thông, chương trình không bố trí dạy từ đầu đến cuối nữa mà được xây dựng thành chủ đề và một số chuyên đề, giúp học sinh có kiến thức mở rộng và sâu sắc hơn. Mục đích để sau khi học xong phổ thông, dù không đi theo ngành khoa học xã hội hoặc khoa học lịch sử mà theo các ngành khác, nhưng nếu cần, các em có được năng lực tìm hiểu lịch sử suốt đời.

Do cách tiếp cận môn học có sự khác biệt như vậy nên ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, môn Lịch sử được tích hợp với Địa lý. Trong đó, ở bậc tiểu học, môn Lịch sử và Địa lý được tổ chức dạy và học từ lớp 4. Sự tích hợp sẽ theo logic kết nối hai loại hình không gian, của Địa lý là địa phương, đất nước em và thế giới; của Lịch sử là không gian gia đình - cộng đồng - dân tộc - thế giới.

Ở cấp trung học cơ sở, môn Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở cả bốn lớp (6, 7, 8 và 9) với thời lượng 105 tiết/năm học. Cấu trúc chương trình môn học được xây dựng theo logic là nội dung giáo dục Lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian từ thời nguyên thủy đến cổ trung đại, cận hiện đại, trong từng thời kỳ có sự đan xen lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam.

Trong nội dung giáo dục Địa lý, mạch nội dung đi từ địa lý đại cương đến địa lý khu vực và địa lý Việt Nam. Ngoài ra, có một số chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lý như Biển Đông gồm các kiến thức tổng hợp về nhiều vấn đề, như địa lý biển, kinh tế biển, lãnh hải, việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. 

Ở cấp trung học phổ thông, Lịch sử là môn học độc lập, không còn tích hợp với Địa lý nhưng không còn là môn học bắt buộc mà được lựa chọn trong nhóm môn Khoa học xã hội nhằm phù hợp với việc phân hóa, hướng nghiệp cho học sinh.

Thay vì thiết kế môn học theo nội dung, ở cấp trung học phổ thông, học sinh sẽ được học theo các chuyên đề. Đơn cử như trong phần lịch sử Việt Nam, học sinh được học theo các chuyên đề như lịch sử văn minh Việt Nam; các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; Các cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam; Hành trình đổi mới của Việt Nam; Ngoại giao Việt Nam-truyền thống và hiện đại; Làng xã Việt Nam-truyền thống và hiện đại; các dân tộc Việt Nam...

Trong đó, những chủ đề trước đây vốn được xem là nhạy cảm như Hoàng Sa-Trường Sa, chiến tranh biên giới phía Bắc và cải cách ruộng đất cũng đều sẽ được đề cập đến trong chương trình.

Huyền Thanh- Lưu Hiệp

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文