Môn ngữ văn chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc, liệu có cân đối?

08:41 21/01/2018
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo chương trình các môn học mới, trong đó có môn Ngữ văn-một môn học mà theo giáo viên và học sinh cần phải có một “cuộc cách mạng” nhằm chấm dứt tình trạng “thầy đọc, trò chép” như hiện nay. 

Dù vẫn còn một vài băn khoăn song nhiều giáo viên cho biết, khá hứng thú với diện mạo của môn học này. Tuy nhiên, vẫn còn băn khoăn khi xuyên suốt cả chương trình ngữ văn chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc.

Nhận xét về chương trình môn Ngữ văn mới, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Marie Curie Hà Nội cho biết: Rất hào hứng khi đọc chương trình Ngữ văn mới, bởi vì chương trình đã thiết kế mở cho giáo viên và học sinh được quyền chủ động lựa chọn tác phẩm dạy học. 

6 tác phẩm bắt buộc học trong chương trình THPT gồm Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn Độc lập đều là nền tảng cốt lõi của nền văn học dân tộc nên bắt buộc học sinh phải được học. 

Chương trình môn Ngữ văn mới sẽ tăng quyền chủ động lựa chọn tác phẩm phù hợp cho giáo viên và học sinh. Ảnh: minh họa.

Ngoài 6 tác phẩm bắt buộc, cốt lõi này, giáo viên mỗi nơi có thể lựa chọn những tác phẩm khác nhau trong danh sách thống kê ở phụ lục SGK để giới thiệu, dạy học cho học sinh. “Việc thiết kế môn học thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong thi cử và đánh giá. Đó cũng là điều mà giáo viên dạy văn luôn kỳ vọng”-cô Lê chia sẻ.

Thầy giáo Trịnh Quỳnh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cũng cho rằng: Chương trình môn học Ngữ văn mới có tính mở cao. Bên cạnh các văn bản bắt buộc, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung văn bản phù hợp với trình độ học sinh, theo vùng miền chuẩn năng lực cơ bản mà chương trình đề ra. Chương trình cũng có sự chuyển biến tích cực từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. 

Việc kiểm tra đánh giá cũng có những thay đổi, thay vì kiểm tra những gì các em đã biết, giáo viên sẽ kiểm tra những gì các em có thể làm, các em có thể vận dụng đọc hiểu các văn bản khác và vận dụng giải quyết các yêu cầu thực tiễn của công việc và cuộc sống. 

Tuy vậy, thầy Trịnh Quỳnh cũng đề xuất: Các giai đoạn, các trào lưu, hay các thể loại văn học đặc trưng đều cần có những văn bản bắt buộc và tự chọn để giáo viên có những định hướng rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, cần tập huấn kỹ lưỡng cho giáo viên trước khi áp dụng chương trình và thực hiện có lộ trình.

Mặc dù đánh giá cao tính mở và những đột phá đáng ghi nhận trong chương trình Ngữ văn mới, song TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) vẫn băn khoăn về 6 tác phẩm bắt buộc. Theo TS Trịnh Thu Tuyết, chương trình Ngữ văn một quốc gia thường phản ánh khá chính xác gương mặt tinh thần, chiều sâu và đẳng cấp văn hoá của quốc gia đó. Tuy nhiên, quan sát 6 tác phẩm bắt buộc trong Dự thảo Ngữ văn mới, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại chưa thật cân đối.

Về vấn đề này,  PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn mới cho biết: Riêng 6 văn bản bắt buộc, ngoài các tiêu chí lựa chọn tác phẩm mà dự thảo chương trình đưa ra còn phải đáp ứng được một số yêu cầu, đó là những văn bản- tác phẩm có vị trí và tầm quan trọng bậc nhất về tư tưởng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và giá trị nhân văn. 

Điểm chung xuyên suốt các tác phẩm bắt buộc là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức về chủ quyền lãnh thổ và tính nhân văn. Đó cũng là những áng văn tiêu biểu cho hình thức các thể loại, mang nhiều giá trị đặc sắc của lịch sử văn học dân tộc; tư tưởng của các tác phẩm này vẫn có ảnh hưởng sâu sắc và hiện vẫn truyền được cảm hứng cho giới trẻ. 

Có thể nói, khó chấp nhận một học sinh tốt nghiệp phổ thông, có bằng tú tài mà lại không có những hiểu biết về 6 tác phẩm ấy. Đây cũng là 6 văn bản luôn có mặt trong SGK ở  tất cả các lần đổi mới chương trình Ngữ văn từ trước tới nay. 

Ngoài ra, nếu như chương trình chỉ học mỗi 6 tác phẩm này thì đúng đây là một điểm cần băn khoăn. Nhưng với hơn 4.000 giờ Ngữ văn, SGK và giáo viên sẽ phải giới thiệu thêm rất nhiều văn bản, gấp rất nhiều lần 6 tác phẩm này, vì thế sẽ không thiếu những tác phẩm nhằm đáp ứng các nội dung, yêu cầu đa dạng khác.

Huyền Thanh

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

Theo phương án sắp xếp và danh sách dự kiến các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của TP Đà Nẵng (theo Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 15/4/2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố), sau sắp xếp, Đà Nẵng sẽ còn 19 ĐVHC cấp xã, phường. Đà Nẵng sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ 19/4 đến 21/4 tới.

Ngày 17/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Trí (SN 1987, ngụ xã Phú Quới, huyện Long Hồ) để điều tra về hành vi giết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.