Mong một mùa gieo chữ bớt gian nan

23:25 19/09/2019
Tôi đến rẻo cao Pa Nang, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị khi bản làng còn chìm trong màn mây giăng mắc phủ trắng núi rừng. Thầy giáo Lê Minh Tịnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Pa Nang ra tới đầu bản đón tôi...


Giọng thầy trầm ấm, nói với khách mà như tự dặn dò lòng mình: “Lên đây dạy cái chữ cho các em, điều đầu tiên là phải biết hy sinh, bám bản; kiên trì không nghĩ đến ngày về. Có như vậy mới mong làm tròn điểm tựa cho các em thực hiện ước mơ bay cao bay xa của mình!”. 

Nhìn dáng vẻ thầy Tịnh liêu xiêu trên con đường núi dốc khúc khuỷu, trơn trượt, tôi thầm mong mùa gieo chữ năm nay ở bản làng heo hút này sẽ bớt phần gian nan!

Vừa đến cổng trường, một chiếc xe máy cà tàng với tiếng nổ lịch bịch như quá tải làm tôi chú ý. Thầy Tịnh liền giới thiệu với tôi, đây là bố con anh Hồ Văn Năm, cháu Hồ Thị Tâm, ở thôn Tà Mên cách trường 9 cây số. Cháu học lớp 2, nhưng vẫn chưa quen với việc bán trú. 

Để giúp con làm quen, thường sau khi đưa con đến lớp, anh Năm cố nán lại vài phút để vỗ về con, xong sau đó mới trở về để đi làm nương rẫy. Buổi chiều, tầm trước 16h30, anh lại vượt quãng đường trên đến đây đón con. 

Tôi để ý, người cha ấy vừa nghe thầy Tịnh nói chuyện với khách, vừa nhìn khắp người con gái mình, thỉnh thoảng anh đưa tay lên phủi một vài hạt mưa nào đó còn vướng trên mái tóc con và khẽ dặn dò, động viên: “Ở đây có gì con cứ hỏi các thầy cô giáo và các bạn. Học cái chữ để mai này không khổ như bố mẹ con nhé!”. Nói rồi anh quay sang gửi gắm con cho thầy hiệu trưởng, bần thần giây lát rồi mới ra về.

Ở Tà Mên, học cùng lớp với cháu Tâm còn có các em Hồ Thị Hiếu, Hồ Thị Nứa, Hồ Văn Khen. Các em đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Có em định nghỉ học, song nhờ sự vận động, chia sẻ khó khăn của thầy cô giáo ở đây nên năm nay các em vẫn được tiếp tục đến trường. Hỏi về ước mơ làm gì sau này, em Khen trầm tư một lúc rồi nói: “Em ước mơ sau này mình trở thành thầy giáo, về lại bản để dạy chữ cho các bạn nhỏ”.

Các cô giáo ở Pa Nang lại bắt đầu một mùa gieo chữ!

Thầy Tịnh cho biết, Toàn trường có 1 điểm trường chính và 7 điểm trường lẻ, với tổng số 502 học sinh. Hiện nay, trường vẫn còn thiếu 10 phòng công vụ cho giáo viên. Các giáo viên không có phòng ở nên ưu tiên cho người ở xa, còn lại giáo viên nào có nhà ở xa cách trường khoảng dưới 40 cây số thì mỗi ngày phải đi dạy rồi về. 

Đối với các em bán trú, mỗi bữa ăn là 10 ngàn đồng. Do đời sống kinh tế của bà con vùng rẻo cao này còn nhiều khó khăn, nên bà con chỉ có thể đóng góp tiền ăn hàng ngày cho các cháu, còn các khoản tiền khác phục vụ trực tiếp cho việc học, sinh hoạt ngoại khóa của các cháu đều do các thầy cô giáo nhà trường tự nguyện trích đóng góp từ ngày lương.

Bên cạnh sự chia sẻ trên, các thầy cô còn phải thường xuyên vận động phụ huynh cho con em đến trường. Nghe tin một học trò vắng, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm liền tìm cách phối hợp với đoàn thể địa phương để tìm hiểu. Với trường hợp quá khó khăn thì nhà trường tìm cách vận động các mạnh thường quân cùng chung tay giúp đỡ. 

“Ở vùng cao này, việc cho con đến trường đã khó, việc sắm sửa đầu năm học cho các cháu lại càng khó khăn hơn. Nhiều học trò đến ngày khai giảng vẫn mang áo quần cũ. 

Để giúp học sinh có áo mới đến trường, các thầy cô lại đóng góp, chia sẻ từ đồng tiền lương của mình và vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm mua sắm, may mới cho các em bộ áo quần đồng phục mới. Học sinh vui, thầy cô giáo cũng ấm lòng”, dõi theo các em nô đùa trong trang phục áo quần mới, thầy Tịnh bộc bạch.

Phan Thanh Bình

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Ngày 14/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã có kết luận điều tra về đường dây chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng số lượng lớn do bị can Lềnh Chi Và (SN 1984) và Nguyễn Trung Hiếu (SN 1991), cùng ngụ tại huyện Định Quán (Đồng Nai) thực hiện hành vi phạm tội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文