Nên thí điểm cả việc hiệu trưởng cũng chuyển sang chế độ hợp đồng

08:02 26/05/2017
"Khi ông hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số phận của trường mình thì mới khách quan, công tâm thực sự trong tuyển dụng, bởi nếu trường không phát triển thì hiệu trưởng cũng sẽ bị mất hợp đồng vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao." -  TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý-giáo dục Hà Nội nêu quan điểm.


Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức và thay bằng chế độ hợp đồng với giáo viên đang làm “nóng” dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý-giáo dục Hà Nội về vấn đề này.

PV: Vừa qua, Bộ GD&ĐT thông tin, sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức và thay bằng chế độ hợp đồng với giáo viên. Quan điểm của ông về vấn đề này?

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Mục đích của ngành giáo dục khi đưa ra ý tưởng thí điểm thay công chức, viên chức bằng chế độ hợp đồng là nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đội ngũ, trên cơ sở đãi ngộ để chọn được người tài. 

Theo quan điểm của tôi, không chỉ Bộ GD&ĐT mà cả những bộ, ngành khác cũng nên tiến tới bỏ công chức, viên chức, thay vào đó là chế độ hợp đồng để chọn lọc cán bộ có chất lượng. Bởi lẽ, chỉ có cạnh tranh mới nâng cao được chất lượng và thiết lập được chế độ đãi ngộ tương xứng. 

TS Nguyễn Tùng Lâm.

Bên cạnh đó, theo xu hướng, về lâu dài, nhà nước không thể đứng ra quản lý tất cả các cơ quan đơn vị mà chỉ thiết lập luật chơi và cách chơi nên chuyển biên chế sang hợp đồng sẽ là việc mà sớm hay muộn tất cả các ngành đều phải làm. 

Việc chuyển sang chế độ hợp đồng sẽ tạo ra sức ép nhất định để các giáo viên có động lực hơn, thay vì chỉ cố vào được biên chế rồi thả lỏng. Về lý thuyết là như vậy, song trên thực tế để làm được điều này hoàn toàn không dễ. 

Để thực hiện, cần có đề án cụ thể với hàng loạt điều kiện đảm bảo đi kèm. Không nên đưa ra những ý tưởng chung chung, vừa khó khả thi, vừa khiến giáo viên thêm bất an, lo lắng khi bị đưa ra làm thí nghiệm.

PV: Thưa ông, nhiều giáo viên bày tỏ lo ngại về việc nếu chuyển từ biên chế sang hợp đồng và giao toàn quyền cho hiệu trưởng thì chắc chắn sẽ dẫn tới chuyện lạm quyền. Và điều này sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực, thậm chí là tác dụng ngược?

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Như tôi đã nói, để thực hiện chủ trương này, cần một loạt điều kiện đảm bảo đi kèm. Trong đó, vấn đề đầu tiên là phải giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về tuyển dụng nhân sự cho các trường. Nghĩa là không chỉ giáo viên mà ngay cả các hiệu trưởng cũng phải chuyển đổi sang chế độ hợp đồng. 

Nói cách khác, trước khi chọn giáo viên, sẽ phải chọn hiệu trưởng trước với các quy định cụ thể về quyền của hiệu trưởng, quyền của giáo viên một cách rõ ràng, sòng phẳng. Khi ông hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số phận của trường mình thì mới khách quan, công tâm thực sự trong tuyển dụng, bởi nếu trường không phát triển thì hiệu trưởng cũng sẽ bị mất hợp đồng vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT chỉ nên thí điểm chuyển chế độ hợp đồng với những giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường, còn những giáo viên có thâm niên thì không nên. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

TS. Nguyễn Tùng Lâm: Tôi cho rằng, khi đã có đủ hành lang pháp lý để thực hiện thì nên thí điểm trước đối với số giáo viên mới ra trường, chưa có hợp đồng hay biên chế. Còn đối với số giáo viên cũ, do hiện nay chất lượng còn chưa đồng đều, cũng cần nghiên cứu lộ trình áp dụng phù hợp, làm sao tạo điều kiện để các thầy cô giáo có thời gian để tự hoàn thiện dần và yên tâm cống hiến. Đối với các giáo viên vừa có trình độ, kinh nghiệm vừa có thâm niên công tác thì không lo. Nhưng với những giáo viên chưa đạt chuẩn, cũng cần tiến hành đào tạo lại cho đạt chuẩn tối thiểu để tránh gây hoang mang trong đội ngũ. Nếu làm được như thế, tôi nghĩ rằng, giáo viên sẽ không ngần ngại và ủng hộ.

PV: Nếu thí điểm bỏ công chức, viên chức trong giáo viên tại một số cơ sở đào tạo, để chuyển sang chế độ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động thì cần phải sửa cả Luật Cán bộ công chức và sửa các quy định của Luật Viên chức hiện hành, rồi cả Luật Giáo dục. Điều này liệu có khả thi không, thưa ông?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Theo Luật Viên chức hiện hành thì giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức. Giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công là viên chức do Quốc hội quyết định trên cơ sở ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật viên chức. 

Nếu Bộ GD& ĐT thí điểm bỏ công chức, viên chức trong giáo viên, đổ chuyển bằng chế độ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động thì cần phải sửa cả Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức hiện hành, rồi cả Luật Giáo dục mà thẩm quyền sửa luật là do Quốc hội quyết định. Do đó, nếu Bộ GD&ĐT muốn thực hiện ý tưởng này trên thực tế thì việc đầu tiên là phải đề nghị Quốc hội sửa Luật hiện hành.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Huyền Thanh (thực hiện)

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/11 đã chúc mừng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ, ca ngợi ông vì đã thể hiện lòng dũng cảm khi một tay súng cố ám sát ông và cho biết Moscow đã sẵn sàng đối thoại với Tổng thống đắc cử của Mỹ.

Sự việc xảy ra ở công trình đường tránh phía Đông TP Đông Hà (Quảng Trị), đoạn qua địa bàn xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 6, từ ngày 26 - 29/10/2024, địa phương này có mưa vừa đến mưa to.

Trong khuôn khổ Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024-SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 7/11, các diễn giả tham gia chương trình nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Với quyết tâm cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU, thời gian qua các địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững. Lực lượng Công an đã có nhiều hoạt động cụ thể, tích cực để đóng góp vào công tác này…

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文