Nhiều thách thức khi kiểm định chất lượng giáo dục đại học

08:03 13/02/2017
Theo các chuyên gia giáo dục, mục tiêu của quản lý giáo dục đại học (ĐH) trong điều kiện kinh tế thị trường là tuân theo 2 cặp khái niệm sóng đôi “Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình”.

Trong bối cảnh đó, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường ĐH một cách công khai, nghiêm túc rất quan trọng, giống như cơ sở kinh doanh được kiểm toán. Tuy vậy, trong bối cảnh văn hóa chất lượng đang trong giai đoạn hình thành, công tác kiểm định vẫn còn nhiều thách thức phía trước.

Tại buổi Tọa đàm “Đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục ĐH” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&DT) phối hợp với Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tại Hà Nội ngày 10-2, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: Cả nước hiện có 271 trường ĐH nhưng đến nay mới có 12 trường kiểm định xong, 32 trường hoàn thành đánh giá ngoài. Với chu kỳ kiểm định 5 năm thì mỗi năm có khoảng 50 - 60 trường cần được kiểm định.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. (Ảnh minh họa)

Hiện Bộ GD&ĐT đang thực hiện Luật Giáo dục ĐH đã yêu cầu là công khai kết quả kiểm định, đồng thời có những chế tài góp phần thúc đẩy tiến độ kiểm định. Đơn cử như trong quy chế tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT vừa mới ban hành, đã yêu cầu các trường phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng trên trang web của mình.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. “Nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế, Bộ sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định.

Việc công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng sẽ thực hiện theo lộ trình. Năm 2018, những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này thì không được thông báo tuyển sinh”, ông Trinh nhấn mạnh.

Thừa nhận việc kiểm định chất lượng giáo dục ĐH là một việc làm cần thiết, PGS.TS Nguyễn Văn Long, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết: Năm 2007, ĐH GTVT là một trong 20 trường thực hiện đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn vào thời điểm đó.

Đến đầu năm 2016, Trường ĐH GTVT lại là một trong hai trường được công nhận kiểm định chất lượng đại học. “Trường chúng tôi quan điểm luôn luôn cầu thị, luôn luôn muốn biết mình ở đâu trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam và khối các nước khu vực châu Á để hướng đến cải tiến và nâng cao chất lượng.

Vì vậy, kiểm định chất lượng giáo dục là một công cụ hữu hiệu để giúp nhà trường làm được việc đó. Trong quá trình kiểm định liên quan đến tự đánh giá, chúng tôi thấy bộ tiêu chuẩn hiện hành có một số tiêu chí, nội dung tương đối lạc hậu.

Trong khi đó, có một số tiêu chí hiện nay rất nóng đối với nhà trường nhưng lại chưa có. Trường chúng tôi có những phần rất mạnh nhưng trong kiểm định lại không đề cập đến việc này, không phản ánh được hết chất lượng” - ông Long chia sẻ.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã chỉ ra những khó khăn và thách thức của công tác kiểm định hiện nay.

Đó là việc các trường chưa định hình được văn hóa chất lượng nên ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ cũng như chất lượng kiểm định; chưa có thói quen lưu trữ có hệ thống những minh chứng cho các hoạt động của mình.

Do vậy, khi cần minh chứng, cả trường nháo nhào đi tìm thì lại không có, đoàn kiểm định thì không có căn cứ để đánh giá dù trên thực tế là có hoạt động.

“Nhiều người ví các trung tâm kiểm định như bệnh viện, nhưng tôi nghĩ bệnh viện mang tính chất y tế dự phòng hơn mang tính chất lâm sàng, khi phát bệnh mới đến. Cơ quan kiểm định phải giống như y tế dự phòng, làm sao phòng ngừa để không xảy ra bệnh tật” - ông Thanh nêu quan điểm.

GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường ĐH một cách công khai, nghiêm túc là quan trọng cũng giống như cơ sở kinh doanh được kiểm toán.

Do vậy, việc Bộ GD&ĐT xây dựng dự thảo kiểm định chất lượng giáo dục ĐH theo bộ tiêu chí mới và sẽ công khai kết quả kiểm định là một bước đi hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, ông Thiệp cũng chỉ ra một số điểm mà ông còn băn khoăn.

“Dự thảo bộ tiêu chuẩn mới nêu ra quá nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí, trong đó có những cái quá trùng lặp nên sẽ khó khả thi. Bên cạnh đó, bộ tiêu chuẩn mới cũng nói rất nhiều chế tài đối với các trường nhưng không nói gì về chế tài đối với các cơ quan kiểm định.

Theo tôi, điều này là không hợp lý vì cơ quan kiểm định cũng giống như cơ quan kiểm toán, có thể kết luận trường này đạt chất lượng, trường kia không đạt chất lượng...

Do đó, cũng cần có quy định về chế tài đối với các cơ quan kiểm định để tăng trách nhiệm của các cơ quan này”, ông Thiệp đặt vấn đề.

Huyền Thanh

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文