Phụ huynh tố trường quốc tế "lạm thu"

22:09 17/09/2019
Sự việc Trường Quốc tế Singapore tại TP Đà Nẵng đưa ra khoản “phí đặt cọc” phi lý khi bước vào khai giảng năm học mới, đồng thời có một quyết định không nhân văn là “dừng cung cấp dịch vụ giáo dục” đối với các học sinh có phụ huynh tố giác sai phạm của nhà trường lên cơ quan Công an và ngành giáo dục đã khiến dư luận không khỏi bất bình…

Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), phụ huynh có 3 con đã theo học thuộc hệ thống giáo dục của Công ty cổ phần Kinderworld Việt Nam – Chi  nhánh Đà Nẵng từ cấp mẫu giáo lên cấp tiểu học là trường tiểu học và trung học cơ sở quốc tế Việt Nam Singapore tại Đà Nẵng: hai ngôi trường này có sự liên kết với nhau về một số chương trình giáo dục.  

Thông báo của đại diện Trường Quốc tế Singapore tại Đà Nẵng: Gia đình ông Tuấn có trách nhiệm nộp tiền học phí cho các cháu trong năm học 2019 – 2020; số tiền học phí được quy định cho từng cấp học. Trong đó, cháu lớp 1 phải nộp hơn 215 triệu đồng; cháu lớp 6 hơn 259 triệu đồng và cháu lớp 3 hơn 209 triệu đồng

Nhưng đột nhiên, chi nhánh Kinderworld Việt Nam tại Đà Nẵng đã đơn phương gửi email thông báo “ngừng cung cấp dịch vụ giáo dục” cho các con ông vào năm học mới 2019-2020. Vì vậy, ông buộc phải xin cho các con sang học tại một ngôi trường khác vì không thể chậm trễ do hạn tuyển sinh của các trường đã không còn. 

 Đơn tố giác của phụ huynh đến cơ quan Công an và Sở GD&ĐT Đà Nẵng.

Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng. 

Ông Tuấn cho biết: “Nguyên do việc trường Quốc tế Singapore tại Đà Nẵng ngừng cung cấp dịch vụ giáo dục cho các con ông vì ông cùng một số phụ huynh đã tố giác nhà trường có dấu hiệu lạm thu. Cụ thể: Vào đầu năm học, phụ huynh đã đóng trước 100% tất cả các khoản gồm phí ghi danh, học phí, học phí song ngữ, tiền ăn bán trú… nhưng trường còn tự ý đặt ra khoản “phí đặt cọc năm học 2019-2020” lên đến 8 triệu đồng/học sinh và “chỉ hoàn trả khi học sinh thôi học tại trường”. 

Điều này là bất hợp lý vì nhiều học sinh đã theo học tại hệ thống trường quốc tế Singapore Đà Nẵng từ cấp tiểu học đến lớp 12. Như vậy trường đã thu và chiếm dụng vốn trong một thời gian dài.

Còn theo phản ánh của các phụ huynh khác, việc thu phí này không hề có hoá đơn thu chi như mọi quy tắc tài chính thông thường. Đồng thời, nhà trường cũng không thành lập Ban Đại diện phụ huynh như theo điều 91 Luật Giáo dục. 

Phản hồi về những phản ánh này của phụ huynh, phía Công ty cổ phần Kinderworld Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng lại cho rằng: Việc thu phí này chỉ là một "thoả thuận dân sự" và khi phụ huynh ký đơn nhập học cho con là đã đương nhiên đồng ý thoả thuận này.

Khoản phí đặt cọc trên hiện đang được áp dụng phổ biến, là khoản thu bắt buộc tại các trường quốc tế khác ở Đà Nẵng và Việt Nam. Trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng đã bắt đầu áp dụng khoản phí đặt cọc này từ năm học 2017-2018 đối với học sinh mới nhập học và học sinh ở các bậc chuyển cấp trong hệ thống… nhằm đảm bảo việc phụ huynh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình học tập của học sinh tại trường. 

Khoản phí đặt cọc này chỉ được hoàn trả lại cho phụ huynh khi học sinh thôi học tại trường sau khi đã khấu trừ các nghĩa vụ tài chính mà phụ huynh phải thực hiện (nếu có)"?!…

Phụ huynh phản ánh, ngoài đóng trước 100% tất cả các khoản gồm phí ghi danh, học phí, học phí song ngữ, tiền ăn bán trú…,  trường còn tự ý đặt ra khoản “phí đặt cọc năm học 2019-2020”. 

Tuy nhiên, phía phụ huynh lại cho rằng khoản thu “đặt cọc” này của nhà trường là hoàn toàn phi lí và gửi đơn phản ánh đến cơ quan chức năng. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Đà Nẵng cũng đã có Công văn số 2056/SGDĐT-TTr đề nghị hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở quốc tế Việt Nam Singapore, Hiệu trưởng trường liên cấp quốc tế Singapore tại Đà Nẵng phải thông báo, giải thích rõ ràng, thống nhất với phụ huynh bằng văn bản trước khi thực hiện các khoản thu theo thỏa thuận, trong đó có khoản thu tiền đặt cọc... 

Đồng thời nhà trường được yêu cầu phải tiếp tục làm việc với phụ huynh để giải quyết dứt điểm vụ việc và báo cáo kết quả làm việc để Sở biết trước ngày 31/7/2019. Nhưng theo các phụ huynh thì từ thời điểm Sở GD&ĐT gửi văn bản chỉ đạo đến nay, trường vẫn chưa sắp xếp cuộc họp với phụ huynh để thỏa thuận về khoản đặt cọc. Hiện nhà trường vẫn tiếp tục giữ điều khoản “phí đặt cọc” này...

Trước những “bất thường” này của  trường quốc tế Singapore tại Đà Nẵng, ngoài phản ánh sự việc tới Sở GD&ĐT thì ông Tuấn đã đại diện phụ huynh gửi đơn tố giác đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Đà Nẵng; Cục Thuế TP Đà Nẵng và Chi cục Thuế quận Ngũ Hành Sơn đề nghị các cơ quan chức năng có trách nhiệm vào cuộc để xác minh, điều tra làm rõ. 

Hoài Thu

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

Ngày 4/5, thông tin từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn các xã: Lộc Thái, Lộc Hưng và thị trấn Lộc Ninh vừa có 4 nạn nhân cùng 4 con chó khác bị một con chó dại cắn bị thương, gây xôn xao dư luận.

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo về một số chiêu thức lừa đảo mới mà người dân cần cảnh giác như mạo danh nhân viên công ty sổ số, lừa đảo cấp chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文