Sẽ xử phạt nặng đối với hành vi gian lận thi cử và xúc phạm danh dự nhà giáo
- Những kiểu gian lận thi cử siêu tinh vi thời công nghệ cao
- Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình lý giải nguồn gốc phát hiện gian lận thi cử
- Những vụ gian lận thi cử khiến cả thế giới bàng hoàng
Một trong những điểm đáng chú ý tại Dự thảo Nghị định là đề xuất nhiều mức xử phạt hành chính tương đối cao đối với các quy định về tổ chức dạy thêm; xúc phạm nhân phẩm, danh dự giáo viên, học sinh cũng như các hành vi gian lận trong thi cử, làm khóa luận tốt nghiệp.
Về vi phạm quy định trong tổ chức dạy thêm, dự thảo Nghị định ghi rõ sẽ phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất; phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm. Phạt từ 3 đến 5 triệu đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.
Phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa. Phạt tiền từ 8 triệu đến 10 triệu đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đặc biệt, phạt tiền từ 8 đến 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn; phạt tiền từ 8 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Các vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục và xúc phạm người học đều bị phạt hành chính ở những mức độ khác nhau.
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục. Phạt từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục, đi kèm với nộp phạt là xin lỗi công khai. Cá biệt sẽ phạt cá nhân nếu xúc phạm tới nhân phẩm học sinh, ngoài việc công khai xin lỗi thì giáo viên cũng sẽ bị đình chỉ dạy từ 1 đến 6 tháng.
Dự thảo Nghị định cũng phạt nặng đối với các hành vi gian lận thi cử. Đơn cử như hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định hoặc nhập điểm vào máy vi tính không đúng với điểm thực tế của bài thi bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng; đánh tráo bài thi hoặc lấy bài của thí sinh này giao cho thí sinh khác phạt từ 15 triệu đến 20 triệu, phạt từ 20 triệu đến 25 triệu đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định hoặc chấm thi không đúng hướng dẫn.
Đánh tráo bài thi bị phạt từ 15-20 triệu đồng, chấm thi sai bị phạt từ 20-25 triệu đồng, làm lộ bí mật đề thi hoặc đưa đề trong thời gian làm bài ra ngoài bị phạt từ 20-30 triệu đồng, ra đề sai quy định bị phạt từ 30-50 triệu đồng…