Tăng cường giám sát của xã hội đối với bữa ăn học đường

19:12 17/03/2019
Sự việc hàng chục học sinh trường mầm non Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh bị nhiễm sán do ăn phải nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng đã khiến dư luận xã hội, đặc biệt phụ huynh có con đang học bán trú không khỏi cảm thấy bất an về bếp ăn trường học. Nỗi bất an này càng trở nên khó trấn an hơn khi mà hiện nay hầu hết các bếp ăn trong trường học vẫn là “pháo đài” riêng mà phụ huynh rất khó để tiếp cận.


Chất lượng bữa ăn học đường, ai chịu trách nhiệm?

Trước khi xảy ra vụ học sinh mầm non bị nhiễm sán do nghi ăn phải thịt bẩn tại Bắc Ninh, trên cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm đến từ các bếp ăn trường học. 

Đơn cử như gần đây nhất là vụ 350 em học sinh tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Thành phố Ninh Bình) bị ngộ độc do vi khuẩn tụ cầu vàng trong món ruốc gà trong bữa ăn trưa của học sinh tại trường hay vụ 150 em học sinh trường Trường Tiểu học xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài đồng loạt sau khi ăn bữa sáng tại trường. 

Thậm chí ngay tại Hà Nội, các vụ việc liên quan đến mất an toàn vệ sinh bếp ăn trường học cũng liên tiếp xảy ra như vụ ngộ độc tập thể tại trường Mầm non Lại Yên (huyện Hoài Đức) khiến 9 trẻ rối loạn tiêu hóa phải nhập viện; vụ khay đựng thức ăn tại trường tiểu học Hoàng Hoa Thám có dòi; nước uống tại trường Tiều học Chu Văn An bị nhiễm khuẩn... 

ữa ăn bán trú của học sinh trường mầm non công lập tại Hà Nội

Đó là còn chưa kể đến hàng loạt vụ việc khác liên quan đến việc phụ huynh tố nhà trường bớt xén khẩu phần ăn của học sinh.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, có 3 phương thức cung cấp bữa ăn cho học sinh gồm: trường tự nấu, trường phối hợp doanh nghiệp vào trường nấu và ký hợp đồng mua suất ăn ở bên ngoài đưa vào trường. Và dù lựa chọn phương thức nào thì trách nhiệm đảm bảo an toàn cho học sinh trước hết là do hiệu trưởng nhà trường. Bởi lẽ ngoài học tập, trường phải đảm bảo nhiệm vụ chăm lo sức khỏe học sinh thông qua việc nâng cao chất lượng bán trú, trong đó có chất lượng bữa ăn. 

Cùng với hiệu trưởng, người chịu trách nhiệm cao nhất, các đơn vị doanh nghiệp được ký kết hợp đồng cung ứng thực phẩm cũng là đơn vị cùng chịu trách nhiệm. Điều này cũng đã được quy định rõ trong Thông tư liên tịch số 08 về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an tòa thực phẩm trong các cơ sở giáo dục do Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế ban hành. 

Trong đó đã nêu rất cụ thể quy định về an toàn thực phẩm cho bữa ăn tại nhà trường từ khâu kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung cấp thực phẩm cho các cơ sở giáo dục như nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm; khâu sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển cho đến nhà ăn của các cơ sở giáo dục. Vì thế, nếu để xảy ra ngộ độc sau khi phát hiện cơ sở cung cấp thực phẩm không đảm bảo, hiệu trưởng của trường đó và đơn vị cung ứng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Cần cơ chế để phụ huynh cùng tham gia giám sát

Ngoại trừ các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các lực lượng chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm của địa phương thì hiện nay thì bếp ăn trường học vẫn là “lãnh địa” riêng mà hầu như phụ huynh học sinh rất khó có cơ hội được tiếp cận. Rất nhiều phụ huynh than phiền rằng, lẽ ra, trong quá trình tìm hiểu để xin học cho con, phụ huynh phải được tham quan bếp ăn, xem quy trình trữ thực phẩm và nấu nướng, vệ sinh bát đĩa của nhà trường. 

Tuy nhiên,  yêu cầu này hiện đang là chuyện không tưởng ở hầu hết các trường công lập hiện nay. Thậm chí, việc đến trường xem các con ăn trưa thế nào cũng là chuyện bất khả thi vì sau tiếng trống bắt đầu giờ học cũng là thời điểm mà cổng trường khép kín, phụ huynh bất khả xâm phạm. 

Trên một số diễn đàn, nhiều phụ huynh thú nhận, từng tìm đủ mọi cách để thử “đột nhập” vào trường xem bữa ăn trưa của các con thế nào đều bị thất bại vì ngoài bảo vệ, để tiến được đến gần bếp ăn của nhà trường phải qua rất nhiều “vòng vây” khác. 

Do thiếu cơ chế kiểm soát để giảm bớt quyền lực và tăng trách nhiệm của hiệu trưởng nên chất lượng bếp ăn trường học hiện nay dường như chủ yếu phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn và cái tâm của người đứng đầu. Thực tế, ngay trên địa bàn Hà Nội hiện cũng đa có một số trường học như mầm non Yên Sở, Hoài Đức đã phân công ca trực của các giáo viên và huy động cả ban phụ huynh của trường vào giám sát khâu giao - nhận thực phẩm hằng ngày. 

Ngoài ra, trường cũng đã trồng thêm rau sạch ngay trong khuôn viên với mong muốn có những bữa ăn an toàn hơn cho học sinh. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là những mô hình kiểu này hiện vẫn còn quá ít.

PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục và phát triển tiềm năng con người cho rằng: Việc tham gia giám sát của xã hội, đặc biệt là phụ huynh vào ban giám sát bữa ăn trường học là vô cùng quan trọng và hiệu quả. 

Bởi khi phụ huynh quan tâm và được cùng tham gia kiểm soát chất lượng bữa ăn ở trường học hàng ngày thì sẽ hạn chế được rất lớn tình trạng bếp ăn nhà trường vi phạm các điều kiện vệ sinh khi chế biến, lưu mẫu thức ăn và kiểm soát tốt hơn nguồn gốc thực phẩm phục vụ bữa ăn của con em mình. 

Mong rằng, điều này sẽ được các trường nhận thức đúng và liên ngành Giáo dục-Y tế cũng cần sớm nghiên cứu, tạo cơ chế để các thành viên của ban phụ huynh nhà trường, ban phụ huynh các lớp cùng được tham gia giám sát bếp ăn trường học, để những bữa ăn học đường không còn là nỗi bất an đối với những cha mẹ có con đang học bán trú.

Hùng Quân

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, công tác xử lý hành vi gian lận nói trên của địa phương này đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ...

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文