Tháo gỡ các nút thắt “cản trở” tự chủ đại học

17:24 20/10/2017
Ngày 20-10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập theo Nghị quyết số 77/NĐ-CP ngày 24-10-2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Hội nghị đã nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ ĐH. Đồng thời đề xuất với Chính phủ xây dựng các chính sách, hành lang pháp lý để gỡ các nút thắt đang cản trở quá trình tự chủ ĐH tại Việt Nam.

“Luồng gió mới”, động lực mới cho các trường đại học

Đánh giá ban đầu về kết quả thí điểm tự chủ ĐH của 23 trường đại học (ĐH), trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm và 11 nhóm trường có tự chủ dưới 2 năm theo Nghị quyết 77, nhóm nghiên cứu toàn diện về tự chủ của ĐH Kinh tế quốc dân đa chỉ ra một số kết quả đáng ghi nhận như: Khi tự chủ, thủ tục hành chính giảm bớt, thời gian mở ngành nhanh chóng hơn giúp các trường chủ động trong đào tạo, tận dụng cơ hội mở ngành đào tạo để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội; tích cực thay đổi nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy tiên tiến tiếp cận với chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế. Số lượng các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài cấp nhà nước và các công trình được công bố của 12 trường tự chủ tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2013-2016. Trong đó, đáng chú ý số lượng các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài tăng lên nhiều nhất, năm 2016 tăng gấp đôi so với 2013.

Về bộ máy nhân sự, nhà trường cũng chủ động hơn trong thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể nâng cấp các đơn vị trong nhà trường; cơ cấu nhân lực cũng hợp lý hơn do lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên) tăng lên trong khi đội ngũ lao động gián tiếp giảm xuống; tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị cũng tăng lên so với giai đoạn trước. Về tài chính, cơ cấu tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường chủ động trong xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách...

Minh chứng thêm cho những kết quả đạt được từ tự chủ ĐH, GS.TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, một trong những cơ sở thí điểm thực hiện tự chủ cho biết: Số lượng công bố quốc tế của nhà trường tăng mạnh so với trước, trong đó, riêng năm 2016 là 137 bài; tỷ lệ sinh viên có việc làm trong năm 2016 là 94%, tăng hơn 10% so với trước đó; do nhà trường được chủ động rà soát và tổ chức lại bộ máy nên lương giáo viên tăng lên, đảm bảo cuộc sống, nguồn nhân lực không bị xáo trộn.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng: Sau 27 tháng thí điểm cơ chế tự chủ đã mang đến cho nhà trường thêm nhiều động lực mới. Việc thí điểm cơ chế tự chủ ĐH cũng có thể ví như khoán 10 trong Nông nghiệp đã tạo luồng gió mới cho các trường ĐH. Trong đó, điều dễ nhận thấy nhất là cán bộ, giảng viên làm việc sáng tạo, hiệu quả và sâu sát hơn... Còn Hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội thì nhận định: Nghị quyết 77 là hướng đi đúng đắn, hợp lý vạch đường cho ĐH. Trong đó, cái được lớn nhất là thay đổi tư duy quản trị đối với người lãnh đạo và giúp người học ý thức rõ rằng không thể mua chất xám với học phí rẻ.

Tự chủ là con đường tất yếu để các trường ĐH tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước

Đề xuất cho các trường được tự chủ đồng loạt từ năm 2020

Theo nhóm nghiên cứu toàn diện về tự chủ ĐH, trong quá trình thực hiện, các trường đều nhận thấy rằng, dù đã có một số văn bản cởi trói cho các trường được “thí điểm tự chủ”, nhưng do tất cả các văn bản đó đều không thể vượt qua khỏi Luật, đặc biệt là Luật Giáo dục Đại học, Luật Đầu tư Công, Luật Khoa học Công nghệ… nên thực tế, các trường ĐH tự chủ vẫn cho rằng, cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những quy định chưa phù hợp đối với quá trình vận hành của các trường được giao tự chủ; một số văn bản quy định còn thiếu tính cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn khi triển khai. Do đó, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị với Chính phủ sớm ban hành Nghị định về Tự chủ ĐH thay thế cho NQ77, chính thức hóa tự chủ ĐH là con đường tất yếu của giáo dục ĐH Việt Nam. Đối với các trường chưa tự chủ, Chính phủ cần yêu cầu các trường này phải thực hiện tự chủ kể từ năm 2020 đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý để đóng cửa các trường đại học không thể tự chủ từ thời điểm này.

Với các cơ sở GDĐH đang thí điểm tự chủ, nên kéo dài thời gian thí điểm cho đến khi các cơ sở này có khóa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên tính từ khi áp dụng thí điểm tự chủ để có thể đánh giá đầy đủ hơn về giai đoạn thí điểm tự chủ; sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn chính thức tự chủ đồng loạt từ năm 2020. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định: Với trách nhiệm của người đứng đầu ngành, qua 3 năm thí điểm, có thể thấy rõ, tự chủ đã mang đến nhiều nhiều cái tốt, hay cho các trường ĐH. Tuy nhiên, cũng có những bất cập bộc lộ cần xử lý. Điều này đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu thật kỹ, nghiên cứu thật chắc để có các bước đi phù hợp...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Tự chủ ĐH là thuộc tính cần thiết của ĐH thế giới và Việt Nam. Mặc dù, thực hiện tự chủ ĐH còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta không còn cách nào khác là phải làm mạnh mẽ hơn. Đây là trách nhiệm vì đất nước bởi nếu các trường ĐH Việt Nam không thực hiện tự chủ, không thành các trường mạnh thì nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sẽ không được như mong muốn, đất nước sẽ không phát triển. Tuy vậy, tự chủ phải đi với giải trình trách nhiệm với xã hội, để sao cho trường ĐH là cơ sở, ở đó thể hiện một môi trường làm việc sáng tạo, khoa học, văn minh, là 1 thiết chế của dân tộc này, đất nước này, và nếu vươn lên đẳng cấp, thì đó sẽ là thiết chế của thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tháo gỡ tối đa các quy định, đặc biệt cho các trường đã tự chủ tốt. Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản cũng cần bỏ tư duycoi nhà trường như một vụ, như 1 trung tâm của mình mà quên mất đây là một trường ĐH. Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường. “Tinh thần tự chủ nói từ đầu đến giờ mới chỉ là tháo sự can thiệp hành chính không cần thiết của bộ chủ quản và 1 phần bộ GD&ĐT từng trường. Nhưng tự chủ phải đi xuống từng trường, phải xuống đến tận giảng viên. Chừng nào “giáo vụ còn là cụ giáo viên” thì còn chưa có tinh thần tự chủ ĐH 1 cách xuyên suốt”-Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thu Phương- Huyền Thanh

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

Ngày 30/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện kịp thời ngăn chặn 2 nhóm gồm 20 thanh, thiếu niên độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi ở huyện Đắk R’lấp hẹn nhau tụ tập chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép, gây mất ANTT trên địa bàn.

Ngày 30/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở Việt Nam, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Bộ Nội vụ Nam Sudan đã chúc mừng nồng nhiệt tới các sĩ quan Công an Việt Nam đang tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ).

Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đáp ứng tiến độ khởi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào tháng 12/2026 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung rà soát tổng thể các công trình, dự án đầu tư tại địa phương ảnh hưởng bởi dự án; đồng thời triển khai rộng rãi công tác dân vận đến tận khu dân cư để tạo thuận lợi trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Ngày 30/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Đoàn diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND sau khi qua khán đài đã tiến qua nhiều tuyến phố trong tiếng reo hò, tình thương yêu của nhân dân.

Tối 30/4, khắp các tuyến phố trung tâm TP Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa, ánh sáng và âm thanh, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đông đảo người dân và du khách đã đổ về các điểm tổ chức sự kiện để hòa mình vào không khí lễ hội sôi động, náo nức.

Dự báo thời tiết, không khí lạnh cuối mùa nén rãnh áp thấp, miền Bắc mưa dông dịu mát, cục bộ có nơi mưa to. Nam Bộ ngày nắng, từ chiều tối khả năng có mưa rào và dông rải rác.

Để bảo vệ an toàn 73 mục tiêu ngoại giao trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện ngoại giao, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an những ngày qua đã vượt nắng lửa, thắng mưa dông, vững vàng tại các vị trí thực hiện nhiệm vụ.

Những ngày đầu hè, con đường đất đỏ dẫn vào xóm Cây Dầu, thôn Mai Lộc 1, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) rộn tiếng cuốc xẻng, tiếng trò chuyện xôn xao giữa trưa nắng. Giữa khu vườn um tùm bóng mát, chiếc giếng cổ hàng trăm năm tuổi như vừa thức giấc sau giấc ngủ dài, được người dân trong xóm chung tay khơi dậy bằng tất cả sự trân quý và tự hào.

Trong chỉ đạo mới nhất từ Cục Thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam, đội tuyển cử tạ Việt Nam cần gấp rút tìm chuyên gia ngoại cho nhóm VĐV trọng điểm từ giữa tháng 5 này. Tất cả nhằm tạo ra sự đột phá về thành tích tại ASIAD và Olympic trong thời gian tới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.