Thêm 8 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống

11:08 22/09/2020
Đây là những chuyên ngành đào tạo về thạc sĩ quản trị An ninh phi truyền thống theo hướng chuyên sâu, và cũng là những chuyên ngành đào tạo lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách về An ninh phi truyền thống.

Ngày 22/9, Trung tâm nghiên cứu Khoa học quản lý và Quản trị An ninh phi truyền thống (NSMS) thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã thông tin về 8 chuyên ngành mới thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống do Trung tâm NSMS đào tạo .

Trung tướng, Giáo sư Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Trung tâm NSMS cho biết, đến nay trên thế giới và Đông Nam Á, chưa có trường đại học nào có mã ngành đào tạo về quản trị An ninh phi truyền thống (ANPTT). Năm 2013, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiên phong nghiên cứu và thiết kế chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị ANPTT. Đây là chương trình đào tạo mới, có tính liên ngành cao, tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về quản trị ANPTT phù hợp với nhu cầu của xã hội, đất nước. 

Niềm vui của các tân thạc sĩ ngành Quản trị An ninh phi truyền thống

Chương trình được sáng tạo và thiết kế bởi nhóm các chuyên gia hàng đầu về khoa học quản trị liên ngành, như: Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; PGS.TS Hoàng Đình Phi, Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh; Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Ngọc, nguyên Giám đốc Học viện ANND…

Sau 5 năm đào tạo, với hơn 200 thạc sĩ quản trị ANPTT đã tốt nghiệp, đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ quản trị ANPTT theo định hướng nghiên cứu với thêm 8 chuyên ngành đào tạo mới theo hướng chuyên sâu. Đây cũng là các chuyên ngành đào tạo lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, khu vực và quốc tế, như: Chính sách và An ninh phi truyền thống, An ninh và phát triển bền vững địa phương, An ninh kinh tế và An ninh tài chính, An ninh doanh nghiệp, Rủi ro thị trường và điều tra thương mại, An ninh thông tin và an ninh mạng, An ninh con người và an ninh môi trường, An ninh hàng không…

An ninh hàng không là 1 trong 8 chuyên ngành đào tạo mới của chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống

Nói về tính cấp thiết phải có các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về quản trị ANPTT, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm cho hay, trong bối cảnh hợp tác toàn cầu hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù. Chính vì thế, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên tất cả các phương diện, lĩnh vực (như dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng…), đe dọa đến sự bình yên của cuộc sống. Dịch COVID – 19 vừa rồi, Việt Nam phòng dịch rất tốt, nhưng cũng là một lời cảnh tỉnh nếu dịch xảy ra khắp các tỉnh, thành thì chúng ta sẽ ứng phó như thế nào trong điều kiện năng lực y tế còn hạn chế. 

Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm còn cho biết, hiện trình độ quản trị ANPTT ở Việt Nam còn rất thấp, chưa có chương trình kế hoạch bảo vệ, bảo đảm ANPTT quy mô quốc gia và trong từng lĩnh vực. Mặt khác, Đảng, Nhà nước chủ trương “giải quyết về ANPTT như chống giặc ngoại xâm”, coi trọng khâu quản trị, quản lý từ cơ sở, nhưng vấn đề này ở cơ sở thực hiện rất kém. Thêm nữa, nguồn nhân lực đảm bảo cho ANPTT còn rất thiếu và chúng ta cũng quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách để giải quyết ANPTT. Hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề cấp bách của ANPTT giờ Việt Nam mới bắt đầu thực hiện, trong khi đó có nhiều lĩnh vực bắt buộc phải hợp tác quốc tế mới giải quyết được như nước biển dâng, biến đổi khí hậu…

Để giải quyết và ứng phó hiệu quả với tác động của ANPTT, theo Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên ngành cho lĩnh vực quản trị và bảo đảm ANPTT là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Và Trung tâm NSMS được trao sứ mệnh để thực hiện nhiệm vụ đó.

Nói về 8 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ quản trị ANPTT, sẽ tuyển sinh 2 lần/năm, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm cho biết, nét độc đáo của khóa đào tạo thạc sĩ ANPTT là không dạy lý thuyết nhiều, từng lĩnh vực sẽ được áp dụng thực tiễn. Người học được trang bị nhận thức, trình độ và kỹ năng xử lý tình huống, đồng thời có tư duy để nhận diện những biểu hiện của sự mất an ninh, an toàn để có giải pháp liên ngành, dự báo được những gì sắp xảy ra để phòng ngừa ứng phó. 

“Nhiều học viên của chúng tôi là lãnh đạo các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các tổng công ty, lãnh đạo doanh nghiệp đã chọn các đề tài nghiên cứu rất thiết thực như:  Phát triển du lịch bền vững Hạ Long; Giải pháp bảo đảm sinh kế cho người dân tại vùng tái định cư thủy điện Sơn La; An ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội); Xây dựng chiến lược an ninh lương thực tại huyện Yên Thành, Nghệ An…Sau khi tốt nghiệp về địa phương, đơn vị, họ đã áp dụng được kiến thức đã được học, nghiên cứu vào phát triển và bảo vệ địa phương mình. Đây là điều thiết thực và đáng quý”, Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm chia sẻ.

Để dự tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị về ANPTT của Trung tâm NSMS, ứng viên có bằng đại học nhóm ngành kinh doanh, quản trị và quản lý, an ninh và trật tự xã hội, quân sự sẽ được dự thi sau khi có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 3 học phần. Ứng viên có bằng đại học thuộc nhóm ngành khác cũng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 4 học phần. Điều kiện về ngoại ngữ: Có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ứng viên phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm.



Thu Phương

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文