Thí sinh dự thi THPT Quốc gia chỉ để công nhận tốt nghiệp tăng mạnh

11:18 27/04/2016
Theo kết quả khảo sát sơ bộ của một số Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi chỉ nhằm xét tốt nghiệp mà không đăng ký xét tuyển vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) tăng cao hơn so với năm 2015.


Theo các chuyên gia giáo dục, có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi này như hiệu ứng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng khiến nhiều học sinh “ngại” vào ĐH, công tác hướng nghiệp được chú trọng hơn và đặc biệt là việc chọn nghề của học sinh đã gắn với cơ hội tìm kiếm việc làm.

Tín hiệu vui từ sự chuyển biến trong phân luồng, hướng nghiệp

Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Nghệ An, năm 2016, toàn tỉnh Nghệ An có 31.698 thí sinh dự kỳ thi THPT Quốc gia. Trong đó, có 61,79% thí sinh dự thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ và gần 40% thí sinh đăng kí thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT, cao hơn nhiều so với năm 2015. 

Trong đó, tại các huyện miền núi, tỉ lệ thí sinh đăng kí dự thi lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT dao động từ 59 - 67%. Còn theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, toàn tỉnh có khoảng 8.900 thí sinh dự thi. Tuy nhiên trong số này, chỉ có 5.600 thí sinh dự thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. 

Số còn lại khoảng 3.300 thí sinh chỉ đăng ký thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 37%, cao hơn kỳ thi THPT Quốc gia của năm 2015 là gần 10%. Tại Thanh Hóa và Nam Định, thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT cũng cho thấy, số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp khoảng trên 35%, tăng hơn so với năm 2015. Đặc biệt, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, thống kê sơ bộ có trên 60% số học sinh thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp... 

Theo các chuyên gia giáo dục, tỷ lệ này chứng tỏ việc phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THPT tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh có hiệu quả. Nhận thức của phụ huynh và học sinh trong việc lựa chọn con đường lập nghiệp cũng đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình, năng lực của bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội.

Lý giải về con số gần 40% học sinh THPT ở Nghệ An chỉ đăng ký lấy kết quả công nhận tốt nghiệp trong khi Nghệ An xưa nay được mệnh danh là đất học, nơi mà chuyện thi thố khoa cử, học hành để lấy được tấm bằng ĐH luôn được các gia đình ưu tiên hàng đầu, ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Hiện tượng cử nhân ra trường không kiếm được việc làm đang gia tăng trong những năm gần đây không chỉ là nỗi đau của các em và gia đình mà còn là sự trăn trở của những người làm công tác quản lý giáo dục tại địa phương. 

Tại Nghệ An, việc nhiều cử nhân phải gác tấm bằng đại học để đi làm công nhân không còn là chuyện hiếm. Do vậy, việc tư vấn, hướng nghiệp sớm cho học sinh THPT được Sở GD&ĐT Nghệ An chú trọng. 

Để công tác phân luồng, hướng nghiệp sát thực, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh chọn ngành học phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện của gia đình cũng như nhu cầu thực tế từ xã hội; tạo điều kiện cho các trường chuyên nghiệp, dạy nghề tổ chức tư vấn tại trường THPT cho học sinh có nguyện vọng đăng ký học nghề. 

Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng phối hợp với các trường khảo sát nhu cầu học tiếp của các em với mục tiêu chính là sẽ hướng nghiệp cho các học sinh có học lực trung bình vào các trường nghề của tỉnh, số còn lại sẽ được học nghề ngắn hạn tại địa phương trước khi tham gia vào thị trường lao động.

Hướng nghiệp sớm cho học sinh THPT sẽ giúp các em chọn được con đường chính xác cho tương lai của mình. (Ảnh minh họa)

Giải pháp căn cơ cho tình trạng thừa thầy, thiếu thợ

ThS Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết: Việc ngày càng có nhiều học sinh không chọn thi ĐH đã nói lên được nhiều điều. Đó là công tác hướng nghiệp, phân luồng tại các địa phương đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. 

Quan trọng hơn là sự thay đổi trong nhận thức của phụ huynh và học sinh khi mà nhiều gia đình đang nhìn rõ vào thực tế hơn là chỉ chú trọng bằng cấp, việc học đại học không còn được lập trình sẵn và là con đường duy nhất phải phấn đấu bằng mọi giá. Tất nhiên, sự thay đổi này bắt nguồn từ thực tế là trong thời gian qua những con số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ở nước ta có năm lên đến trên 200.000 ngàn người đã buộc nhiều phụ huynh, học sinh phải nhìn lại con đường kiến tạo công việc tương lai. 

Nếu học 4 năm ĐH, ra trường không xin được việc, phải gác bằng đi làm công nhân hoặc lao động phổ thông thì rõ ràng đó là một sự lãng phí lớn cả về công sức, tiền bạc, thời gian và cả cơ hội. Do vậy, hướng nghiệp cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường rất quan trọng, giúp các em có cách nhìn thực chất về nhu cầu lao động của thị trường, biết năng lực mình đến đâu, sở trường - sở đoản là gì, năng lực tài chính gia đình như thế nào để có bước lựa chọn phù hợp nên học ĐH, CĐ hay học nghề để sau khi ra trường có việc làm ngay.

Đồng quan điểm trên, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: Việc ngày càng có nhiều học sinh không chọn thi ĐH là dấu hiệu đáng mừng, bởi lẽ thực tế trong những năm gần đây cho thấy,  sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào ĐH hay còn gọi là “phổ cập” ĐH. 

Kể cả các bậc phụ huynh, cha mẹ nào cũng muốn con vào ĐH và luôn quan niệm học kém mới phải học nghề. Tâm lý thích vào ĐH, cộng với việc hệ thống trường ĐH mở ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các trường ngoài công lập khiến nhiều học sinh có học lực trung bình, yếu vẫn có thể vào học ĐH. Hệ quả là nhân lực có trình độ ĐH ngày càng dư thừa và yếu. 

Trong khi đó, luồng giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực là công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh gay gắt hiện đang “khát” thì chủ yếu được phân bổ khi các em không đỗ ĐH, khiến cho luồng này tiếp tục bị “tắc” và chất lượng không cao. 

“Do vậy, việc ngày càng có nhiều học sinh chọn học nghề sẽ là chuyển biến tốt cho chính các em, cho thị trường lao động và xã hội. Đây cũng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để giải quyết bài toán thừa thầy, thiếu thợ tại Việt Nam hiện nay” - GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Huyền Thanh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文