Vụ bảo mẫu trường Mầm Xanh hành hạ trẻ:

Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ nhiều tình tiết

08:18 06/04/2018
TAND quận 12, TP Hồ Chí Minh vừa ra quyết định trả hồ sơ vụ án bảo mẫu trường Mầm Xanh hành hạ trẻ đối với các bị can Phạm Thị Mỹ Linh (44 tuổi, ngụ quận 12) và Nguyễn Thị Đào (24 tuổi) để điều tra, truy tố bổ sung.


Quyết định trả hồ sơ toà án cho rằng, hồ sơ vụ án chưa làm rõ được hành vi của Phạm Như Quỳnh được mô tả dưới đoạn video do báo chí cung cấp. Bản kết luận điều tra và bản cáo trạng nêu có một số cháu bị các bị can Đào và Linh cầm dao, muỗng, dép và dùng tay đánh các cháu bé Quách Yến Vi, Đinh Thị Quỳnh Nhi, Đào Mạnh Cường, Đỗ Lê Kiều Tiên... nhưng lại nêu không xác định được cha mẹ cũng như nơi cư trú của các cháu bé.

Tuy nhiên, theo danh sách trẻ học tại trường mẫu giáo Mầm Xanh đã được chuyển đi học ở một số trường mầm non khác trên địa bàn quận 12, được nêu trong bút lục trong hồ sơ vụ án. Như vậy, theo toà những cháu bé này đã xác định được nhân thân, lai lịch nên cần đưa vào vụ án với tư cách là bị hại. Ngoài ra, một số bị hại chưa có kết luận giám định pháp y để đánh giá tổn thương cơ thể và tinh thần do hành vi của các bị can gây ra.

Cơ sở mầm non Mầm Xanh và bà Linh.

Trong vụ án này lời khai của Đào và Huỳnh đều thừa nhận chủ lớp mẫu giáo Mầm Xanh là Phạm Thị Mỹ Linh có nói “nếu các cháu hư phải đánh các cháu…” và cả hai thừa nhận đã nhiều lần đánh và chứng kiến Linh dùng nhiều vật dụng để đánh các cháu bé. Như vậy, các bị can đã có sự thống nhất về mặt hành vi, tức là có yếu tố đồng phạm.

Hành vi của Huỳnh tham gia đánh đập các cháu bé mà Huỳnh được giao trông giữ được thực hiện nhiều lần, trong nhiều ngày khác nhau. Huỳnh sử dụng cây nhựa, tay, ghế nhựa, dao, bóp miệng, đe dọa, đánh và phạt các cháu trước sự chứng kiến của các cháu khác. Như vậy, theo toà, hành vi của Huỳnh khi thực hiện đã trên 17 tuổi nên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Hành hạ người khác” như các bị can khác trong vụ án.

Với lý do trên, Toà yêu cầu đưa các cháu bé bị đánh đập trong vụ án vào tham gia tố tụng với tư cách là bị hại. Đối với các cháu bé chưa được đưa đi giám định pháp y để xác định thương tổn cơ thể và có bị sang chấn tâm lý hay không thì cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Làm rõ hành vi của những người liên quan đến việc đánh đập cháu trai ở cuối đoạn video do báo chí cung cấp. Tiến hành đối chất làm rõ bị can Linh có nói với bị can Đào và Huỳnh là “phải đánh các cháu bé để các cháu nghe lời” như lời khai của Đào và Huỳnh hay không. Hành vi của Huỳnh đã đủ yếu tố cấu thành tội “Hành hạ người khác”, do đó cần phải xử lý trách nhiệm hình sự đối với người này.

Như Báo CAND đã thông tin, Cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh tọa lạc tại khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12 (TP Hồ Chí Minh) do Phạm Thị Mỹ Linh làm chủ, được cấp phép hoạt động từ ngày 14-10-2016. Cơ sở này nhận và chăm sóc trên 30 trẻ. 

Ngày 26-11-2017, bà Linh thuê hai bảo mẫu là Đào và Huỳnh trực tiếp tham gia để quản lý và chăm sóc trẻ. Trong thời gian làm việc tại cơ sở này, các bảo mẫu đã có hành vi hành hạ trẻ em do mình quản lý. Qua chứng cứ là clip ghi lại hoạt động tại cơ sở do báo chí cung cấp, Linh và hai bảo mẫu Đào, Huỳnh đã khai nhận đánh đập, hành hạ nhiều trẻ.

Kết luận điều tra đã xác định, các bảo mẫu này đã hành hạ 24 cháu bé bằng các hình thức tát vào mặt, đánh vào đầu, vào chân tay, bụng, dùng dép, bản dao gõ vào đầu, phạt bằng cách cho đội chồng ghế nhựa lên đầu... Với hành vi trên, Linh và Đào bị truy tố về tội “Hành hạ người khác”. 

Riêng bảo mẫu Huỳnh, xét tính chất mức độ chưa đến mức xử lý hình sự nên cơ quan điều tra thông báo về địa phương để quản lý giáo dục.

A.Huy

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文