Kết thúc 2 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung:

Trường công cũng 'ngóng' thí sinh

18:55 22/09/2015
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, có 170 trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) có nhu cầu tuyển sinh với tổng chỉ tiêu 131.000, tuy nhiên kết thúc 2 đợt xét tuyển bổ sung, các trường mới chỉ nhận được 99.000 lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, vẫn còn nhiều trường ĐH, CĐ trên toàn quốc dư thừa hàng ngàn chỉ tiêu và phải tiếp tục “vét” thí sinh xét tuyển bổ sung đợt 4.

Cụ thể, tại khu vực phía Bắc, rất nhiều trường công lập cũng còn dư nhiều chỉ tiêu như: ĐH Lâm nghiệp dư gần 1.000 chỉ tiêu; ĐH Công nghiệp Việt- Hung 1.000 chỉ tiêu; ĐH Thái Nguyên 2.530 chỉ tiêu hệ ĐH và 978 chỉ tiêu hệ CĐ; ĐH Công nghiệp Việt Trì dư 1.000 chỉ tiêu ĐH và 250 chỉ tiêu CĐ; ĐH Sao Đỏ cũng còn dư 1.000 chỉ tiêu cả hai hệ; ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh cũng dư  1.100 chỉ tiêu. Tương tự, phía Nam chỉ tiêu còn dư tập trung chủ yếu vào các trường ĐH vùng như: ĐH Phú Yên, ĐH Bà Rịa -Vũng Tàu; ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An; ĐH Đồng Nai…

Hầu hết các trường còn chỉ tiêu đều đưa ra mức điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GDĐT và xét tuyển thông qua học bạ THPT. Tuy nhiên, số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ rất ít, trong đó có những trường chỉ “nhặt nhạnh” được vài ba chục bộ hồ sơ sau khi kết thúc xét tuyển đợt 3.

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Cao Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh cho biết: “Kết thúc 2 tháng xét tuyển, trường mới chỉ tuyển được chưa đầy 1/3 số thí sinh so với chỉ tiêu. Trong đó, ở đợt xét tuyển bổ sung đợt 3, số lượng hồ sơ nhận được chỉ vỏn vẹn vài ba chục bộ. Nhà trường sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 4  theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ dự kiến trong đợt 4 sẽ rất ít, thậm chí là không có”.

Thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015.

Cũng theo chia sẻ của ông Dũng, với việc Bộ GD&ĐT cho phép các trường xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển thông qua học bạ, về mặt lý thuyết, lẽ ra nguồn tuyển sẽ dồi dào hơn so với các năm trước. Song thực tế lại không diễn ra như vậy khi mà số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ vào các trường top dưới rất ít, ít hơn nhiều so với các năm trước khiến hầu hết các trường đều bị vỡ kế hoạch.

“Năm nay, Bộ GD&ĐT không khoán chỉ tiêu cho các trường mà để cho các trường được tự đề xuất dựa trên các điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực hiện có nên hầu hết các trường đều tăng chỉ tiêu dự kiến so với trước đó, đặc biệt là các trường top trên và top giữa. Do đó, thay vì vào các trường top dưới, nhiều thí sinh có điểm trên mức điểm sàn đã có thêm cơ hội để vào các trường top giữa. Kết quả là trường top dưới không tuyển được đủ chỉ tiêu như kế hoạch đề ra”- ông Dũng đưa nhận định.

Cùng chung băn khoăn này, ông Cao Quốc An -Trưởng phòng Đào tạo ĐH Lâm nghiệp Hà Nội cho biết: Hiện trường vẫn còn dư hơn 1.000 chỉ tiêu. Trong cả 2 đợt xét tuyển bổ sung, cán bộ tuyển sinh của trường đều phải trực cả thứ 7, Chủ nhật để nhận hồ sơ của thí sinh nhưng kết quả cũng chẳng được bao nhiêu. Trường sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đợt 4 nhưng dự kiến là cũng sẽ không có gì khả quan hơn so với hiện tại.

“Thực tế cho thấy, từ nhiều năm nay, ngành nông, lâm vẫn là ngành khó tuyển vì rất kén người học. Tuy nhiên, các năm trước do trường được chủ động về hồ sơ tuyển sinh nên không rơi vào tình thế khó khăn và căng thẳng như năm nay”- ông An cho hay.

Giải thích về việc nguồn tuyển dồi dào nhưng nhiều trường vẫn không thể tuyển đủ sau gần 2 tháng nhận hồ sơ xét tuyển, bà Nguyễn Thị Kim Phụng- quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng: Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, số thí sinh được điểm từ 15 trở lên là 530.000 em, từ 12 điểm trở lên là 620.000 em, trong đó có 350.000 chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH và 150.000 chỉ tiêu hệ CĐ lấy theo điểm của kỳ thi THPT quốc gia.

Như vậy, số dư xét tuyển sẽ gấp đôi so với chỉ tiêu. Vậy thì tại sao các trường lại rơi vào tình trạng “mỏi mắt” chờ thí sinh mà không thấy, dẫn đến dư thừa hàng ngàn chỉ tiêu so với kế hoạch? Theo bà Phụng, lý do một số trường vẫn xét tuyển không đủ chỉ tiêu chỉ có thể là vì thí sinh đã được phân luồng, các em đủ điểm xét tuyển nhưng không gửi hồ sơ vì đã chọn theo con đường khác.

“Thông tin về số lượng cử nhân thất nghiệp được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời tạo công ăn việc làm ngay khiến các em có sự cân nhắc việc có nhất thiết phải vào ĐH hay không? Tỷ lệ 30% học sinh chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp năm nay cũng thể hiện rõ sự phân luồng. Ngoài ra, uy tín và chất lượng đào tạo của các trường cũng là một trong những yếu tố quyết định việc trường có thu hút được thí sinh không? Thực tế cho thấy, vì không muốn vào học ở các trường và ngành học mà mình không thích nên nhiều thí sinh trên điểm sàn đã quyết định chờ cơ hội ở kỳ xét tuyển năm sau”-bà Phụng cho biết.

Huyền Thanh

Trong cơn lốc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, ngày càng nhiều bạn trẻ bất chấp nguy hiểm, liều lĩnh quay video mạo hiểm để câu view, dẫn đến những tai nạn đau lòng. Mạng xã hội là cơ hội, nhưng cũng là cái bẫy nếu thiếu kỹ năng, thiếu nhận thức. Những cú nhảy để nổi tiếng, những thử thách “gây sốc” đang trở thành canh bạc sinh tử, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh toàn xã hội về trách nhiệm giáo dục, quản lý và xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.

Vào lúc 21h tối qua (27/5), tại khu vực rừng thuộc huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang), Phòng Cảnh sát Hình sự phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và quần chúng nhân dân đã tóm gọn đối tượng gây ra vụ phóng hỏa cửa hàng phụ tùng xe máy Thành Phát, khiến cháy lan rộng thiêu rụi tổng số 6 căn nhà của các hộ dân tại tổ dân phố Mi Điền 2 vào rạng sáng ngày 26/5.

Từ đầu tháng 4/2025 đến nay, liên tục nhiều đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả tại nhiều địa phương trong cả nước với quy mô “khủng” bị triệt phá gây rúng động dư luận. Điều đáng nói những đường dây này có sự tiếp tay thổi phồng quảng cáo của không ít những người là bác sĩ, chuyên gia, khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Những ngày qua, sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt liên quan đến vụ án lừa dối khách hàng xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn Chị Em Rọt và sản xuất hàng giả của Công ty Cổ phần tập đoàn Asian Life, dư luận đặc biệt chú ý đến đoạn clip ghi lại hành động của “nàng hậu” xé giấy nợ 1,5 tỷ đồng trước đó.

NSND Hoàng Cúc nói, chị không sống bằng những hào quang của sân khấu hay điện ảnh. Giờ đây, một buổi sớm mai thức dậy, được ngắm ánh bình minh, với chị, đó là hạnh phúc. Sự nâng niu, trân quý từng thời khắc của cuộc sống ấy khiến người đàn bà tài hoa, mỹ nhân của màn ảnh Việt một thời vẫn không ngừng sáng tạo để viết tiếp bản trường ca cuộc đời, về những ánh hào quang chưa bao giờ tàn trên mặt đất...

Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã không kiểm soát được tàu vũ trụ Starship 30 phút sau khi tàu này được phóng lên nhờ tên lửa đẩy không người lái từ Texas (Mỹ) ngày 27/5, đây là chuyến bay thử nghiệm Starship thứ 9 của tàu, Reuters đưa tin.

Sáng 28/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) về tội “Nhận hối lộ”. Trước đó, bị cáo An đã bị tuyên phạt 4 năm tù cũng về tội “Nhận hối lộ” trong vụ án cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ.

Vào thời điểm con người hiện đại đang đối diện với nhiều áp lực tự thân và xã hội, rất nhiều người trở thành “con bệnh tâm lý” cần phải đi chữa trị. Tuy nhiên, giữa lúc “vàng thau lẫn lộn”, có những trường hợp chữa nhưng không “lành”, thậm chí còn bị trầm trọng thêm vấn đề sức khỏe tinh thần, một số người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” khi theo học các lớp trị liệu tâm lý online của chuyên gia tự phong.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.