Xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Trường ngoài công lập có nguy cơ ‘vỡ kế hoạch’

23:48 06/09/2015
Ngày 7/9 sẽ là thời hạn cuối cùng của đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1, tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều trường đại học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội vẫn đang rơi vào tình trạng “dài cổ” đợi, mà vẫn chưa thấy thí sinh đến nộp hồ sơ. Sự chênh lệch lớn giữa số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển trên tổng số chỉ tiêu, đã khiến nhiều trường đang đứng trước nguy cơ “vỡ kế hoạch” khi mà lịch học hàng năm đều đã được ấn định sẵn vào đầu tháng 9.


Mỏi mắt, dài cổ chờ thí sinh

Là một trong những trường đại học dân lập có tên tuổi với thời gian hoạt động lâu năm tại Hà Nội, năm học 2015-2016, Trường Đại học dân lập Đông Đô tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu. Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, đã có 500 thí sinh trúng tuyển, phân đều ở tất cả các ngành. Điều kiện xét tuyển, dựa vào kết quả học tập 3 môn theo khối tương ứng đạt 36 điểm. Xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia từ 15 điểm, bằng mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

“1.000 chỉ tiêu còn lại, nhà trường hy vọng sẽ tuyển đủ trong đợt xét tuyển bổ sung. Tuy nhiên, do số lượng thí sinh đến nộp hồ sơ rải rác, nên kết thúc đợt xét tuyển bổ sung đợt 1, dự kiến trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu như kế hoạch đề ra. Sẽ phải tiếp tục “vét” trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung còn lại”- ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học dân lập Đông Đô Hà Nội cho biết.

Tại trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội, ông Phạm Ngọc Ánh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết: Năm học 2015-2016 nhà trường có 1.200 chỉ tiêu, trong đợt xét tuyển nguyện vọng đợt 1, nhà trường đã tuyển được 450 thí sinh, 750 chỉ tiêu còn lại, nhà trường sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Tuy nhiên, đã sắp kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1, trường mới nhận được khoảng 300 hồ sơ đăng ký. Điều đáng nói là trong số 300 hồ sơ mới này, thí sinh ảo dự kiến sẽ chiếm tỷ lệ cao vì mỗi thí sinh được nộp hồ sơ vào 3 trường với 12 nguyện vọng.

“Theo kế hoạch, nhà trường sẽ khai giảng vào 7/9. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn như hiện nay, khả năng tuyển đủ chỉ tiêu 1.200 là rất khó. Hiện nhà trường phải hạ mục tiêu, phấn đấu trong tháng 9 có khoảng 700 thí sinh nhập học là tốt lắm rồi. Số chỉ tiêu còn lại nhà trường sẽ tuyển tiếp cho đến hết tháng 10-2015 theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT”- thầy Ánh cho hay.

Tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường cũng mới chỉ tuyển được khoảng 1/3 thí sinh so với chỉ tiêu dự kiến.

Trước tình trạng “dài cổ” đợi mà vẫn chưa thấy nhiều thí sinh đến nộp hồ sơ, một đại diện của nhà trường đã phải thốt lên rằng: “Không hiểu sao năm nay thí sinh trốn đi đâu hết mà không thấy”. Và để “giữ chân” thí sinh, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã quyết định cấp giấy chứng nhận trúng tuyển ngay khi thí sinh đến làm thủ tục, nếu đủ điều kiện điểm xét tuyển theo yêu cầu của trường. 

Còn tại Trường Đại học Tài chính-Ngân hàng, nhà trường đã thành lập hẳn một CLB với 100 sinh viên tình nguyện giải đáp trực tuyến mọi thắc mắc cho thí sinh và phụ huynh, trực tiếp gọi điện vào số điện thoại của thí sinh đã nộp hồ sơ để tư vấn về ngành, nghề đào tạo.

Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Phân tầng để giảm áp lực cho các trường ngoài công lập

Chia sẻ với PV Báo CAND, ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô cho rằng: Năm nay Bộ GD&ĐT cải tiến kỳ thi 2 trong 1, đạt tiêu chí giảm đi một kỳ thi, để tạo điều kiện cho phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, khâu xét tuyển chưa sát với thực tế, nên còn nhiều lộn xộn.

Trong đó, việc các trường nhận hồ sơ xét tuyển bằng mức điểm sàn đã khiến cho nhiều thí sinh năm nay thi được trên 15 điểm không lường được sức và ngộ nhận về cơ hội trúng tuyển của mình. Điều này gây nhiều khó khăn cho các trường ngoài công lập, bởi nhiều thí sinh nghĩ rằng, với mức điểm này thừa sức đỗ vào các trường công lập top giữa, top dưới nên tội gì phải đăng ký vào các trường ngoài công lập. Thế mới xảy ra tình trạng kẻ ăn không hết người lần chẳng ra trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1.

Cũng theo phân tích của ông Tĩnh, ngoài việc khan hiếm nguồn tuyển, các trường ngoài công lập còn gặp khó khăn khi phải “sống chung” với thí sinh ảo khi ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, mỗi thí sinh được đăng ký tới 12 nguyện vọng. Đáng nói hơn, nỗi lo thí sinh "ảo" không chỉ xuất phát từ mối liên hệ giữa các trường với nhau, mà còn có trong chính mỗi trường, bởi mỗi thí sinh được quyền đăng ký 4 ngành cho mỗi trường. Các trường đa ngành, chính là những trường dễ gặp phải tình trạng này nhất.

Đồng quan điểm trên, ông Phạm Ngọc Ánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội nhấn mạnh thêm: Với việc xét tuyển như năm nay, cả trường công lập và ngoài công lập đều phải đối mặt với tình trạng thí sinh ảo. Tuy nhiên, trong cuộc đua giảm ảo và “giữ chân” thí sinh giữa các trường công lập và ngoài công lập, các trường ngoài công lập bất lợi hơn, bởi mức học phí cao hơn các trường công lập.

Theo đề xuất của ông Ánh, để không gây khó khăn cho các trường ngoài công lập trong việc thu hút thí sinh, Bộ GD&ĐT nên phân tầng tuyển sinh theo mốc các trường từ 25 điểm trở lên, dưới 25 điểm và dưới 20 điểm để có thể phân hóa thí sinh ngay từ đầu. Điều này không chỉ tránh được tình trạng lộn xộn khi thí sinh rút hồ sơ ra, nộp vào như đợt xét tuyển đợt 1, mà còn tạo cơ hội cho các trường top dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập có thể tuyển đủ nguồn thí sinh đúng như kế hoạch đề ra.

Huyền Thanh

Chiều 10/5, Công an TP Hà Nội cho biết, qua điều tra đã xác định Nguyễn Bình An, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội là nguời điều khiển ô tô vào thời điểm xảy ra vụ việc. Kiểm tra nhanh, chưa phát hiện Nguyễn Bình An có nồng độ cồn, chất ma túy.

Chiến thắng của CLB Hà Nội FC trên sân Vinh trong trận đấu thuộc vòng 22 V.league 2024/2025 giúp đại diện Thủ đô rút ngắn khoảng cách với đội đầu bảng xuống còn 2 điểm, khiến cuộc đua vô địch tại V.league 2024/2025 hứa hẹn sẽ có thêm nhiều diễn biến bất ngờ.

Ngày 10/5, Tỉnh ủy An Giang cho biết, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ An Giang đã kết luận những vi phạm, khuyết điểm cần phải xử lý kỷ luật đối với BTV Thành ủy Long Xuyên nhiệm kỳ 2015 -2020, 2020-2025 và BTV Huyện uỷ Châu Phú nhiệm kỳ 2000-2005, 2005-2010, 2010-2015, 2015-2020, 2020-2025 và nhiều đảng viên.

Chiều 10/5, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, cán bộ, chiến sỹ của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện và kịp thời giúp đỡ một bé trai đi lạc trở về với gia đình an toàn.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum hôm 9/5 (giờ địa phương) xác nhận, nước này chính thức khởi kiện Google sau khi công ty công nghệ thay đổi tên vịnh Mexico thành vịnh Mỹ (Gulf of America) trên bản đồ Google Maps.

Cơn mưa lớn với lưu lượng hơn 200mm trút xuống hầu khắp các quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào sáng 10/5 khiến hàng loạt tuyến đường bị ngập sâu. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn trong cơn mưa này. Nhiều nhà dân bị hư hỏng tài sản, phương tiện chết máy trên đường không thể di chuyển...

Sau khi cùng đồng bọn chém tử vong bị hại trong đêm, Trần Minh Thượng (SN 2005, cư trú xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã bỏ trốn khỏi địa phương và bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang ra quyết định truy nã. Qua công tác tuyên truyền vận động của cơ quan Công an, sau thời gian lẩn trốn tại Campuchia, sáng 10/5, Trần Minh Thượng đã đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang đầu thú.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.