Xem xét cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3

17:12 22/02/2020
Sau gần 1 tháng học sinh, sinh viên cả nước được tạm nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3 ở những nơi kiểm soát tốt và không có dịch.


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Đa số địa phương muốn cho học sinh, sinh viên đi học trở lại vào đầu tháng 3 sau một tháng nghỉ phòng dịch, riêng TP. Hồ Chí Minh đề nghị nghỉ hết tháng 3. 

“Thời gian qua, các trường học đã tiến hành nhiều biện pháp phòng dịch, tiêu độc khử trùng trường lớp nhiều lần. Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đã xây dựng quy trình kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo người học đến trường an toàn. Theo quy định, chỉ địa phương có dịch mới được cho học sinh nghỉ học. Nếu tiếp tục nghỉ kéo dài, việc thực hiện chương trình sẽ rất khó khăn"- ông Độ nói.

Còn trong một diễn biến mới nhất, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu 11 trường đại học (ĐH) trực thuộc Bộ này chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để đón sinh viên đi học trở lại từ ngày 1- 3-2020.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện hầu hết các địa phương trên cả nước đều  cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 và dự kiến sẽ đi học trở lại vào đầu tháng 3. Riêng TP. Hồ Chí Minh đã gửi văn bản tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng GD&ĐT kiến nghị cho học sinh cả nước nghỉ học hết tháng 3.

Cần tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 trong trường học để có thể đón học sinh đi học trở lại.

Đề xuất của TP. Hồ Chí Minh đang gây phản ứng trái chiều. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng "chưa cần thiết" nghỉ hết tháng 3 bởi trên thực tế Việt Nam đang kiểm soát dịch khá tốt, trong cả tuần qua Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp lây nhiễm mới nào.

Anh Phùng Tiến Trường, phụ huynh học sinh tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết: Tình hình thực tế dịch đã và đang có những dấu hiệu “hạ nhiệt” ở Việt Nam nhưng thế giới vẫn phức tạp. Với dân số gần 100 triệu, cùng với sự giao lưu quốc tế rộng rãi, không thể khẳng định dịch Covid-19 không quay lại Việt Nam. 

Tuy vậy, anh Trường cũng cho rằng, không cho học sinh đến trường không có nghĩa là phòng bệnh an toàn. Nếu ở nhà, trẻ vẫn có khả năng tiếp xúc với người lạ ở khu phố, công viên. Chưa kể, nhiều vợ chồng nhờ người giúp việc, những người ít kiến thức và kỹ năng phòng dịch, trông nom con cháu thì chưa chắc đã an toàn hơn là đi học. 

"Nếu chờ dịch chấm dứt hoàn toàn mới cho học sinh đi học thì không biết đến bao giờ. Hãy cho các cháu đến trường và siết chặt biện pháp phòng dịch trong trường học"- anh Trường đề xuất. 

Thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên của hệ thống giáo dục Hocmai.com cũng cho rằng: Các bệnh nhân dương tính Covid-19 đã được chữa khỏi bệnh, nhiều ngày liên tiếp cả nước không có thêm bệnh nhân mới, nhiều địa phương không có bệnh nhân dương tính…

Trong tình hình đó, đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về việc cho hơn 20 triệu học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học tới hết tháng 3 là một sự thận trọng không cần thiết. Cũng theo quan điểm của thầy Ngọc, nếu thời tiết nắng ấm, dịch bệnh kiểm soát tốt, các địa phương không có dịch có thể xem xét cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3. 

Còn theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội, việc cho học sinh đi học trở lại vào thời điểm nào, cần những đánh giá khoa học, khách quan từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Y tế. 

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cũng cho biết: Khi các cơ quan chức năng ngồi lại với nhau thấy tình hình kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn thì có thể cho học sinh đi học trở lại. 

“Trong trường hợp cơ quan chức năng nói đã đảm bảo an toàn nhưng phụ huynh vẫn chưa thực sự yên tâm cho con trở lại trường thì các nhà quản lý giáo dục cũng nên tạo điều kiện cho nhà trường cho phụ huynh một cơ chế mở. Đó là ai yên tâm, cho con đến lớp. Ai chưa yên tâm có thể để con ở nhà và phải cam kết với nhà trường sẽ đảm bảo bù đắp kiến thức cho con”- thầy Lâm đưa ra ý kiến.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: Việc học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch là cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam đang dần khống chế dịch thành công, chúng ta cũng không cần kéo dài kỳ nghỉ của học sinh cả nước thêm cả tháng nữa. 

“Không thể đảm bảo học sinh sẽ ở nhà 100% trong thời gian nghỉ học. Vậy vẫn sẽ có những nguy cơ. Chính vì vậy, có thể cho học sinh quay trở lại trường học và tăng cường kiểm soát bằng các biện pháp phòng chống dịch, kiểm tra thân nhiệt cho học sinh khi đến trường, phối hợp với phụ huynh để nắm được tình hình sức khỏe của học sinh”- GS Phạm Tất Dong nói.

Tại thời điểm hiện tại, nhiều Sở GD&ĐT trên cả nước chưa xuất hiện dịch Covid-19 đang lên kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để có thể đón học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 3. 

Để tạo sự đồng thuận, một số địa phương cũng đang lên phương án lấy ý kiến phụ huynh và các nhà trường về thời điểm cho học sinh đi học trở lại. Theo kế hoạch dự kiến, Hà Nội cũng đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể cho học sinh đi học trở lại từ đầu tháng 3-2020.

Huyền Thanh

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文