Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 liệu có phù hợp?

07:18 07/10/2024

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến sẽ thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nhiều ý kiến cho rằng việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào cuối tháng 3 hàng năm là không phù hợp vì vừa gây thêm áp lực cho học sinh, vừa có nguy cơ biến kỳ thi vào lớp 10 vốn khốc liệt trở thành cuộc đua đầy may rủi.

Việc dự kiến bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10 đang tạo tranh luận trái chiều trong dư luận. (Ảnh minh họa)

Dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT nêu hai phương thức tuyển sinh vào lớp 10 là xét tuyển hoặc thi tuyển; không còn phương thức thứ 3 như quy định hiện hành là kết hợp xét và thi tuyển. Về phương thức thi tuyển, Dự thảo quy định thi vào lớp 10 là 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn và một môn thi do sở GD&ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình GDPT cấp THCS. Dự thảo còn quy định chi tiết về cách thức bốc thăm môn thi thứ 3 và dự kiến quy định môn thi được bốc thăm phải công bố trước ngày 31/3 hàng năm.

Chị Nguyễn Thu Trang, phụ huynh học sinh tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: “Dù biết Dự thảo đang lấy ý kiến nhưng tôi cảm thấy rất hoang mang, lo lắng. Ở chương trình GDPT bậc THCS hiện nay, các con học 10 môn, tổ hợp môn bắt buộc.

Nếu trừ đi 2 môn thi bắt buộc vào lớp 10 là Toán và Ngữ văn thì môn thi thứ 3 sẽ nằm trong số 8 môn học, tổ hợp môn còn lại gồm: Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, tổ hợp Khoa học tự nhiên, tổ hợp Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học. Nếu bốc thăm vào môn tổ hợp như Khoa học Tự nhiên gồm Hóa học, Sinh học, Vật lý hay Lịch sử, Địa lý thì học sinh phải thi tới tận 4-5 môn, quá vất vả và áp lực. Trong khi đó, việc tổ chức dạy và học 2 môn tích hợp này thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và gây nhiều tranh cãi. Còn bốc thăm vào các môn năng khiếu như Giáo dục thể chất, Nghệ thuật cũng không phù hợp với mục tiêu của kỳ thi, gây khó khăn trong việc tổ chức thi. Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội nhiều năm nay luôn có sự cạnh tranh khốc liệt nên việc bốc thăm môn thứ 3 sẽ vô tình đẩy học sinh vào cuộc đua đầy may rủi”.

Anh Trần Hữu Đạt, phụ huynh học sinh tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) cũng cho rằng, mục đích của Bộ GD&ĐT khi đưa ra phương án bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên môn thứ 3 là nhằm tạo cho học sinh thói quen phải học đều các môn thay vì chỉ tập trung vào một số môn thi bắt buộc như Toán, Ngữ văn song quy định như vậy là không nên. Điều này không chỉ tạo áp lực lớn cho học sinh, phụ huynh và cả nhà trường mà còn khiến học sinh phải học dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, việc bốc thăm môn thứ 3 vào cuối tháng 3 hàng năm trong khi kỳ thi vào lớp 10 thường diễn ra vào đầu tháng 6 là quá muộn.

“Tôi cho rằng, nếu muốn thay đổi cách thi phù hợp với mục tiêu của chương trình GDPT mới là giảm bớt áp lực thì môn thi thứ 3 hãy để các Sở GD&ĐT tự lựa chọn phù hợp với điều kiện, mục tiêu giáo dục của từng địa phương. Chẳng hạn, đối với các tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế, xã hội như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, môn thi thứ 3 nên là Ngoại ngữ. Điều này đảm bảo kiến thức toàn diện cho học sinh, vừa phù hợp với các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về việc đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học”, anh Đạt nêu ý kiến.

Cô Nguyễn Thanh Hải, giáo viên bậc THCS ở Nghệ An cũng không đồng tình với quy định bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10. Theo cô Hải, việc thi tuyển vào lớp 10 có mục tiêu là phân loại thí sinh khác với thi tốt nghiệp THPT. Do đó, việc áp quan điểm “học gì thi đó” để tránh học tủ, học lệch của kỳ thi tốt nghiệp THPT vào kỳ thi lớp 10 là không hợp lý. Với một kỳ thi mang tính phân loại cao như thi vào lớp 10, mục tiêu quan trọng là đảm bảo sự công bằng trong khi đó, việc bốc thăm sẽ tạo sự may rủi, không tạo nền tảng năng lực đặc thù giúp ích cho học sinh lựa chọn các môn học phù hợp ở cấp THPT.

Theo cô Hải, Bộ GD&ĐT chỉ nên quy định về các phương thức được phép sử dụng để tuyển sinh vào lớp 10 hoặc số môn thi để dễ thực hiện như môn thi thứ 3 phải là môn đánh giá bằng điểm số, tránh quá tải cho học sinh; còn việc lựa chọn phương thức nào, môn thi nào thì nên giao quyền tự chủ cho địa phương như hiện nay.

Thầy Vũ Văn Huy, giáo viên THPT tại Hà Nội cũng cho rằng, với một số môn học ứng dụng và năng khiếu như Tin học, Công Nghệ, Mỹ Thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất sẽ rất khó khăn nếu tổ chức thi. Với các môn học còn lại như Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Lịch Sử và Địa lý, Giáo dục công dân, đây đều là các môn khoa học cơ bản nên phù hợp với việc sử dụng làm môn thi thứ 3 vào lớp 10.

Theo thầy Huy, phương án tốt nhất là cho học sinh được tự lựa chọn một trong số môn học này. Tuy nhiên, bất cập của phương án học sinh tự chọn môn thi thứ 3 là sẽ gây khó khăn cho công tác ra đề thi, chấm thi. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, có thể ấn định môn thi thứ 3 là môn Ngoại ngữ vì sẽ tạo thuận lợi cho tất cả học sinh khi vào học cấp THPT, đây là môn học bắt buộc. Việc này cũng phù hợp với tinh thần Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị từng bước đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, phù hợp với bối cảnh công dân toàn cầu trong tương lai.

Bên cạnh các ý kiến phản đối việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10, hiện cũng có một số ý kiến đồng tình với phương án này. Lý do là ngoài việc tránh học tủ, học lệnh ở bậc THCS, phương án này có sự thống nhất với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (Toán và Ngữ văn bắt buộc cùng hai môn tự chọn) sẽ tạo tính xuyên suốt trong dạy và học với tinh thần không coi nhẹ hay đặt nặng môn nào, trong đó Ngữ văn và Toán là hai môn xương sống. Ngoài ra, năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi vào lớp 10 theo chương trình GDPT mới được tổ chức nên việc có một khung thống nhất về số lượng môn thi trên toàn quốc sẽ tạo thuận lợi trong định hướng giáo dục chung.

Huyền Thanh

Ông Esmail Qaani - Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds, hay còn gọi là cơ quan tình báo quân sự ở nước ngoài của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã mất liên lạc với chính quyền Iran và Hezbollah kể từ khi Israel không kích vào Thủ đô Beirut của Lebanon hồi tuần trước, Reuters ngày 7/10 đưa tin. 

Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu. Việc cố tình đổi trắng thay đen, đánh tráo bản chất nhằm kích động kêu gọi trả tự do cho đối tượng khủng bố là hành vi tiếp tay cho tội phạm, cần phải lên án.

Bước vào năm học mới hơn 1 tháng, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) lại được đặt lên hàng đầu khi đã có những vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra, đặc biệt liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến sẽ thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Gần đây, dư luận ở TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) xôn xao về việc, người dân sinh sống ở chung cư tái định cư C5, C6 (phường Tăng Nhơn Phú A) kêu cứu, bất an với nỗi lo “bà hỏa” rình rập, các hộ kinh doanh tự phát chiếm dụng trái phép diện tích sử dụng chung của chung cư. Người dân đã nhiều lần kiến nghị đến cơ quan chức năng, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định đang thụ lý điều tra vụ án hình sự: Nguyễn Thị Nhung sử dụng trái phép tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đại An Global vào năm 2023 theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 09/QĐ-ANĐT-Đ2, ngày 16/9/2024.

Công an TP Hà Nội cho biết, những năm gần đây, các giải chạy Marathon đã trở thành ngày hội thể thao dành cho các gia đình. Nhiều phụ huynh mong muốn trẻ em có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên đăng ký giải chạy để giúp con trẻ rèn luyện. Lợi dụng tâm lý đó, một số đối tượng đã sử dụng mạng xã hội giả mạo các giải chạy, sau đó dẫn dụ phụ huynh đăng ký rồi tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ chế "không cho phép VĐV được nhận 2 đầu lương" đã khiến nhiều địa phương tìm thêm nhiều phương án mới nhằm cải thiện thu nhập VĐV. Đây là cách làm phổ biến trong thời điểm hiện tại, nhằm giữ chân những người hoạt động trong ngành Thể thao.

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ hôm nay được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 100mm, ngày vài nơi nắng gián đoạn. Thủ đô Hà Nội trời nắng, nền nhiệt từ 22-33 độ C.

Nhân dịp tháp tùng chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cộng hòa Pháp từ ngày 4-8/10 và trước đó là tới Cộng hòa Ireland từ ngày 1-3/10, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã có cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ nước sở tại.

Từ ngày 1-5/10, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước và xây dựng pháp luật về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Trong thông điệp đánh dấu một năm kể từ khi xung đột giữa Israel và phong trào Hamas nổ ra tại Dải Gaza, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp lâu dài để chấm dứt đau khổ đang nhấn chìm Trung Đông.

“Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp cho thấy sự gắn bó sâu sắc của Việt Nam với cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ song phương với Pháp", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhấn mạnh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文