Cần có khung giá trần đối với sách giáo khoa

08:45 29/05/2022

Việc giá sách giáo khoa (SGK) mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cao hơn so với SGK cũ theo chương trình hiện hành đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Để tránh tình trạng doanh nghiệp và các nhà xuất bản (NXB) kê khai giá SGK cao hơn so với chi phí thực tế, hoặc quá cao so với mức thu nhập của đại bộ phận người dân, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần có sự điều tiết bằng cách quy định khung giá trần đối với SGK.

Theo quy định của Luật Giá, giá SGK mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 do doanh nghiệp, nhà xuất bản (NXB) tự xây dựng, quyết định giá bán, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa và thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài chính trước khi đưa ra thị trường; đồng thời, thực hiện niêm yết, công khai đầy đủ thông tin về giá sách.

622625b7-260d-4903-b6b3-03440154960a.jpg -0
Có khung trần giá sách giáo khoa sẽ hạn chế được tình trạng tăng giá bừa bãi, giảm gánh nặng cho người dân. Ảnh minh hoạ

Theo thông tin được Bộ Tài chính chia sẻ với báo chí, về số học thì giá bộ SGK mới (179.000-203.000 đồng/bộ sách lớp 2 và 234.000 - 259.000 đồng/bộ sách lớp 6) cao hơn giá bộ sách cũ (53.000 đồng/bộ sách lớp 2; 99.000 đồng/bộ sách lớp 6). Tuy nhiên, khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn SGK mới trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ.

Cùng với đó, số lượng cuốn SGK trong bộ SGK mới (từ 10 -13 cuốn) nhiều hơn số lượng cuốn sách trong bộ SGK cũ (6 -11 cuốn), số lượng màu in nhiều hơn (sách cũ 2-4 màu, sách mới tất cả 4 màu), khổ sách rộng hơn (sách cũ 14cmx24cm, sách mới 19cmx26.5cm), chất liệu giấy cũng tốt hơn so với SGK cũ... Đặc biệt, do thực hiện xã hội hóa nên một số chi phí như chi phí bản thảo, chi phí nhuận bút lần đầu... không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy, cơ quan này cho rằng, việc so sánh giá SGK cũ với SGK mới chưa thực sự tương đồng.

Rõ ràng, với quy định của Luật Giá, với chủ trương xã hội hoá SGK, các NXB, công ty sẽ tự bỏ toàn bộ chi phí, tự tổ chức từ bản thảo sách, in ấn, phát hành, giới thiệu, quảng bá và không dùng ngân sách Nhà nước, do vậy, họ không thể bán SGK mới dưới giá thành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ chế kê khai giá như hiện nay sẽ có thể dẫn đến hiện tượng mức giá cao, thấp khác nhau tạo tâm lý bất ổn cho phụ huynh và học sinh, trong khi đó, SGK thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Đó cũng là lý do khiến dư luận cho rằng, Nhà nước cần có giải pháp để điều tiết giá SGK.

Có khung trần giá sách giáo khoa sẽ hạn chế được tình trạng tăng giá bừa bãi, giảm gánh nặng cho người dân.

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng, nếu giá SGK tăng cao là do các NXB mất nhiều chi phí biên soạn nội dung mới, tiền thuê các tác giả, trả nhuận bút cao thì Nhà nước càng cần có sự quản lý một cách rõ ràng. Các NXB cần chấp nhận bù lỗ vào năm đầu sản xuất sách, tính toán hợp lý để thu hồi vốn, sinh lời vào những năm tái bản, chứ không phải tính tất cả chi phí vào giá thành sách để học sinh trong thời kỳ thay đổi SGK phải "gánh" hết được. SGK cũng như gạo, xăng dầu là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Do vậy, Nhà nước cần có sự quản lý giá cả, thậm chí bù lỗ nếu cần. Cơ quan quản lý Nhà nước không thể thả nổi giá SGK. Bởi vì thả nổi giá SGK là buông lỏng quản lý.

“Tôi ủng hộ Chính phủ, Quốc hội ra khung trần về giá SGK và không được vượt quá khung đó. Lúc đó, các NXB sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Còn nếu không có những quy định cụ thể về khung giá, các NXB sẽ làm sách với chất lượng mẫu mã cao để bán được giá tốt", ông Khuyến nêu quan điểm. Còn theo TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá (Bộ Tài chính), SGK là mặt hàng thiết yếu nên để có giá SGK phù hợp với mọi gia đình, cần xem xét lại chủ trương xã hội hóa SGK một cách cẩn thận theo hướng có thể không xã hội hoá tất cả các khâu mà chỉ nên  xã hội hoá một số khâu.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trước đây, Bộ đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định. Hiện, Bộ Tài chính đang rà soát tổng thể quá trình triển khai, thực hiện Luật Giá, trong đó sẽ tiếp tục đánh giá, báo cáo Quốc hội xem xét bổ sung SGK vào danh mục Nhà nước định giá.

Huyền Thanh

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.