Chú trọng phòng chống tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

13:22 22/06/2025

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Kết luận của Thủ tướng nêu rõ: Kỳ thi năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, ngay trước thời điểm hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2025; tổ chức kỳ thi được thực hiện với chính quyền địa phương 3 cấp nhưng chấm thi, công bố kết quả thi với chính quyền địa phương 2 cấp; kỳ thi tổ chức cho cả học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006; tăng gần 100.000 thí sinh so với năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu chú trọng phòng chống tiêu cực trong tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT -0
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng lộ trình thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính từ năm 2027.

Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị kỳ thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các bộ, cơ quan, địa phương; thể hiện sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt cả hệ thống chính trị để hướng tới một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh công tác tổ chức Kỳ thi cần tuyệt đối không chủ quan, lơ là vì có thể xuất hiện những yếu tố đột xuất, bất ngờ, cần phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó; chú trọng phòng chống tiêu cực trong tất cả các khâu của kỳ thi và không xảy ra tiêu cực ở bất cứ khâu nào.

Để tổ chức thắng lợi Kỳ thi năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT, các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2024, Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 8 tháng 5 năm 2025, Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Cùng với đó, tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, chu đáo, gọn nhẹ, tin cậy, hiệu quả, giảm áp lực, giảm chi phí, tạo thuận lợi nhất cho mỗi thí sinh thể hiện năng lực thực chất của mình trong điều kiện tốt nhất có thể, với tinh thần 3 bảo đảm: "Bảo đảm tuyệt đối an toàn, lành mạnh, trung thực, khách quan trong mọi khâu của kỳ thi; bảo đảm trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện, không để khoảng trống và tuyệt đối không buông lỏng quản lý trong bối cảnh sắp xếp bộ máy; bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi, từ cơ sở vật chất, nhân lực, y tế, an ninh, an toàn, phương án hỗ trợ đi lại đến việc thông tin kịp thời, đầy đủ cho thí sinh, phụ huynh học sinh, không để bất cứ thí sinh nào vì lý do chủ quan của các chủ thể liên quan mà không được dự thi".

Các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với ngành Giáo dục và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tổ chức kỳ thi bảo đảm nghiêm túc, công bằng, hiệu quả, thiết thực, thông suốt, không để trống nhiệm vụ, không để trùng chéo, không để ảnh hưởng tới chất lượng kỳ thi, tới thí sinh, gia đình và xã hội; thực hiện đổi mới kỳ thi cả nội dung, quy mô, hình thức và nâng cao chất lượng.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương tiếp tục rà soát, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết, đầy đủ, rõ ràng các ý kiến phản ánh của các bộ, cơ quan, địa phương trong suốt kỳ thi; đảm bảo đề thi chất lượng, bám sát chương trình giáo dục phổ thông đã học, có mức độ phân hóa phù hợp; bảo đảm tuyệt đối an toàn và chính xác, không để xảy ra sơ suất, sự cố, tiêu cực về công tác vận chuyển, in sao, quản lý đề thi; theo dõi sát, chủ động nắm bắt tình hình, tích cực hướng dẫn, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời, hiệu quả vấn đề phát sinh trước, trong và sau kỳ thi; tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong mọi khâu của kỳ thi bảo đảm thông suốt, chính xác, minh bạch và an toàn.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cần nghiên cứu, sớm có lộ trình, kế hoạch cụ thể xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn, bảo đảm chất lượng, bám sát chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng Đề án chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thí điểm tổ chức thi trên máy tính tại một số địa phương từ năm 2027, tiến tới tổ chức kỳ thi trên máy tính trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng cũng giao Bộ GD&ĐT chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để tập huấn, hướng dẫn các địa phương triển khai các giải pháp phòng, chống tiêu cực, đặc biệt là việc sử dụng thiết bị công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo (AI) để gian lận trong kỳ thi.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân cấp triệt để, bảo đảm linh hoạt, chủ động hơn nữa cho các địa phương trong công tác tổ chức kỳ thi, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện các hoạt động chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tại địa phương.

Bộ Công an chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ phối hợp với ngành Giáo dục bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho kỳ thi; tăng cường công tác nắm tình hình, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỳ thi; bảo đảm an toàn cháy nổ, an toàn giao thông.

Thanh tra Chính phủ chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đối với các địa phương, cơ quan liên quan về công tác kiểm tra, bảo đảm đúng quy định của kỳ thi và hiệu quả trong giám sát, kiểm tra, tránh hình thức...

Huyền Thanh

Sau nhiều năm hoạt động tự phát, manh mún và nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh xe điện chở khách ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) những tưởng đã an bài để làm ăn khi bán hết xe cũ, gom tiền mua hàng trăm xe mới đủ tiêu chuẩn để đăng ký, đăng kiểm và vào Hợp tác xã. Tuy nhiên, Nghị định 165/2024/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực lại một lần nữa đẩy xe điện vào nguy cơ “khai tử” vì Cửa Lò không có tuyến đường nào có tốc độ khai thác tối đa là 30km/h để phù hợp cho phương tiện này lưu thông.

Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook nhiều người dân chia sẻ bài viết với thông tin về “Các công ty thu mua sầu riêng hôm nay đã đồng loạt thông báo dừng thu mua…”. Thông tin này đã khiến nhiều người dân trồng sầu riêng lo lắng, đặc biệt khu vực Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (11/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Dào San (Lai Châu) 127,6mm, trạm Đông Cửu 1 (Phú Thọ) 85,8mm, trạm Mường Lựm (Sơn La) 59,8mm…

Phát biểu trong lễ công bố nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh sáng 30/6 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đến thời điểm này, đội ngũ chúng ta đã chỉnh tề, hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì một Việt Nam phát triển bền vững”...

Dự báo, từ tối và đêm 10/7 đến ngày 12/7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 300mm, cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150mm/3 giờ. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, khu đô thị, khu công nghiệp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Bộ Y tế vừa công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trong 3 tháng, tổng số tiền phạt lên tới 359 triệu đồng, buộc thu hồi hơn 460 phiếu kiểm nghiệm, tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin quảng cáo sai phạm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.