Chuyện “nuôi cơm, cấp học bổng” cho học sinh dân tộc thiểu số

07:03 11/12/2023

Một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung triển khai bằng nhiều biện pháp là phát triển đồng bộ giáo dục; trong đó có câu chuyện “nuôi cơm, cấp học bổng” cho học sinh, sinh viên, góp phần tác động tích cực, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và tầm nhìn của người dân.

Hơn 20 năm về trước, Khánh Hòa đã có những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội miền núi, địa bàn tập trung quyết liệt là hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Khi đó, mỗi hộ gia đình đồng bào DTTS đều được cấp đất vườn nhà, lúa nước cùng với con bò cái để làm vốn sản xuất, chăn nuôi; bộ đội, thanh niên xung phong được huy động luân phiên lên miền núi hỗ trợ người dân đào đắp, tu sửa kênh mương, trồng trọt lúa, ngô, sắn, đậu. Khi lưới điện phủ kín, các xã đều có đường ôtô đến trung tâm, tình trạng du canh du cư trong đời sống đồng bào DTTS đã được đẩy lùi và ngăn chặn… nhưng tỷ lệ học sinh bỏ học ở hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh vẫn còn cao. Sau nhiều cuộc khảo sát, các cơ quan chức trách xác định nguyên nhân chính là do số hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS&MN còn nhiều, không ít gia đình thiếu ăn nên cha mẹ “bắt” con bỏ học, đi lên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô… để “no cái bụng, ấm cái lưng”.

Trước thực trạng vừa kể, năm 2005, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương chính sách cấp học bổng bằng… gạo để thu hút con em đồng bào DTTS đến trường. Từ việc “chấm công đi học để trả gạo” - một cách làm sáng tạo ở Khánh Hòa lúc bấy giờ, đông đảo học sinh DTTS đến trường, tỷ lệ tốt nghiệp các cấp tăng dần lên, thêm nhiều trường hợp vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc được đào tạo nghề, đổi mới tư duy, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bữa ăn trưa ở Trường TH&THCS Cầu Bà, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo ông Lê Xuân Tân, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Cầu Bà, huyện Khánh Vĩnh, trước đây học bổng tính bằng gạo, hơn 10 năm nay chuyển sang ăn trưa bán trú. Chính sách này thu hút đông đảo học sinh đến trường, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học. Hiện nay, mỗi kết thúc lớp học buổi sáng, có gần 300 học sinh DTTS ở ngôi trường này ăn trưa ở nhà ăn tập thể. Nhiều học sinh cho biết, nếu nhà trường không tổ chức ăn trưa tại chỗ các em sẽ phải về nhà cách xa trường rồi trở lại lớp học trong buổi chiều, ít nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Đó là chưa kể khi đến mùa vụ trồng trọt, thu hoạch nông sản, người lớn lên nương rẫy từ sáng sớm đến tối mịt mới về, các cháu vất vả hơn nếu phải tự lo cơm trưa. Các em thật sự vui mừng khi được sinh hoạt tập thể ở trường trong ngày, ăn uống, ngủ trưa tại chỗ để có đủ sức khỏe vào lớp học buổi chiều.

Hơn 18 năm qua, chính sách “cấp gạo, nuôi cơm” học sinh DTTS hai huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn đã tác động tích cực đến hoạt động giáo dục phát triển, tỷ lệ bỏ học giảm dần, chất lượng giảng dạy và học tập nâng cao. Trong năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã dành hơn 120 tỷ đồng hỗ trợ tiền ăn, học bổng cho hơn 14.000 trẻ em học mẫu giáo và học sinh tiểu học vùng đồng bào DTTS&MN.

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 23/10/2023, điều chỉnh chế độ tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh này. Theo đó, mỗi tháng con em đồng bào DTTS được hỗ trợ tiền ăn trưa 330.000 đồng cho học sinh mẫu giáo 3-5 tuổi có đi học tại các trường học hai buổi mỗi ngày; hỗ trợ học bổng 300.000 đồng cho học sinh tiểu học ăn trưa tại trường học hai buổi mỗi ngày; hỗ trợ học bổng 180.000 đồng cho học sinh tiểu học không ăn trưa tại trường. So với trước đây, mức hỗ trợ nêu trên tăng gần 67% cho mỗi đối tượng, thời gian hưởng hỗ trợ mỗi năm 9 tháng từ nguồn ngân sách của địa phương dành cho sự nghiệp giáo dục.

Ông Cao Minh Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, việc điều chỉnh tăng tiền ăn trưa cho học sinh mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người DTTS đã cải thiện tốt chất lượng bữa ăn, tăng cường dưỡng chất, nâng cao thể trạng, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo học sinh tự tin đến trường và góp phần thoát nghèo cho nhiều gia đình.

Được biết, ngoài việc điều chỉnh tăng tiền ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo và học bổng cho học sinh tiểu học người DTTS, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND ngày 28/6/2012 HĐND tỉnh về chế độ học bổng cho học sinh, sinh viên là con em đồng bào DTTS tại huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các thôn, xã miền núi; học sinh là người DTTS thuộc diện hộ nghèo đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn không thuộc miền núi. Mỗi tháng, các đối tượng nêu trên đều được chế độ học bổng 230.000 đồng cho mỗi học sinh THCS, 290.000 đồng cho học sinh THPT với thời gian 9 tháng mỗi năm; 840.000 đồng cho sinh viên cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 1,05 triệu đồng cho sinh viên đại học với thời gian 10 tháng mỗi năm…

Trong hai năm qua (2022- 2023), tỉnh Khánh Hòa đã giải ngân hơn 26,7 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa phòng học, khu nội trú học sinh, phòng công vụ cho giáo viên và các công trình nhà ăn, vệ sinh - nước sạch, mua sắm trang thiết bị... tại các Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, TP Cam Ranh, đạt 79,3% so với kế hoạch.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nhận định, hoạt động giáo dục vùng đồng bào DTTS&MN ở Khánh Hòa đã và đang đổi mới, phát triển nhờ chính sách “nuôi cơm, cấp học bổng” tác động tích cực đến nhận thức trách nhiệm, đồng thời củng cố niềm tin chính trị của mỗi người dân đối với Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Hữu Toàn

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Ngày 21/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa bắt giữ Trương Tất Hảo (SN 1971), là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc và cố ý gây thương tích.

Hôm nay (21/5), Lễ bốc thăm ASEAN Mitsubishi Electric Cup (tiền thân là AFF Cup) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam cũng sẽ khởi động cho chiến dịch này dưới thời huấn luyện viên Kim Sang Sik.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文