Đại học Đà Nẵng kiến tạo môi trường học thuật đa văn hóa, hướng đến công dân toàn cầu

07:20 18/06/2025

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ- đặc biệt là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo - nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ điều này, Đại học Đà Nẵng đã xác định chiến lược trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng môi trường học thuật đa văn hóa với định hướng đào tạo sinh viên trở thành công dân toàn cầu, có khả năng thích ứng và cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Đẩy mạnh đào tạo bằng tiếng Anh, xây dựng học liệu số

PGS.TS. Nguyễn Thành Đạt – Phó Trưởng ban Đào tạo và Đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học Đà Nẵng – cho biết: một trong những chủ trương trọng điểm của Đại học Đà Nẵng là tăng cường giảng dạy bằng tiếng Anh, thực hiện theo tinh thần Kết luận số 91-KL/TW về việc từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.

dh da nang anh 1 bai 2 cand 2025.jpg -0
Kiến tạo môi trường học thuật cho sinh viên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ.
Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng triển khai nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh cho sinh viên.

Minh chứng rõ nét là tại Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, hiện đang triển khai 21 chương trình đào tạo song ngữ, chất lượng cao. Các chương trình này có sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, cùng các chuyên gia quốc tế đến từ doanh nghiệp, tổ chức đối tác nước ngoài.

Đặc biệt, 3 chương trình Kinh doanh quốc tế, Marketing số và Thương mại điện tử được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhằm phục vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Trung tâm Tài chính quốc tế tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Nhà trường chủ động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp như: Học viện TMC (Singapore), Viện Kế toán Công chứng Vương Quốc Anh và Xứ Wales, Đại học Yuan Ze (Đài Loan - Trung Quốc) tập trung đào tạo ngành Công nghệ Tài chính (Fintech). Đây là những ngành đào tạo nền tảng góp phần cung ứng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược này.

Cùng với đổi mới chương trình đào tạo, Đại học Đà Nẵng tích cực phát triển học liệu số và triển khai phương thức đào tạo kết hợp trực tiếp – trực tuyến (Blended Learning), áp dụng cho nhiều học phần, trong đó có các môn ngoại ngữ cơ bản. Đây là phương thức phù hợp với nhu cầu, xu thế, giúp tăng tính chủ động, tương tác giữa giảng viên và người học theo hướng thúc đẩy cá nhân hóa, thuận tiện cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu trong mọi lúc, mọi nơi.

   Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi Ngôi sao Hùng biện Ngoại ngữ cho học sinh THPT khu vực miền Trung năm 2025.

PGS.TS. Nguyễn Văn Long – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng chia sẻ: “Môi trường học thuật nơi đây không chỉ chú trọng sử dụng tiếng Anh, mà còn khuyến khích giảng viên và sinh viên sử dụng thường xuyên các ngoại ngữ khác trong học tập, nghiên cứu và tương tác. Điều này góp phần hình thành thói quen và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo – yếu tố then chốt giúp sinh viên tiếp cận kho tri thức toàn cầu và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế”…

Đa dạng hóa hoạt động giao lưu văn hóa, thúc đẩy kết nối quốc tế

Bên cạnh chương trình đào tạo chính quy, nhiều cuộc thi và sân chơi ngoại ngữ được tổ chức tại các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng đã trở thành nguồn cảm hứng học tập cho sinh viên.

Tiêu biểu có thể kể đến: Cuộc thi Tài năng tiếng Anh trong sinh viên (English Talent Competition) tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn; Cuộc thi Ngôi sao Hùng biện Ngoại ngữ năm 2025 (Foreign Language Eloquence Star Contest) do Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức cho học sinh THPT khu vực miền Trung…

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng tổ chức Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho người nước ngoài khu vực miền Trung lần thứ Nhất.

Nhờ đó, sinh viên Đại học Đà Nẵng liên tiếp đạt thành tích cao trong các cuộc thi ngôn ngữ và văn hóa cấp quốc gia, quốc tế: 3 lần đoạt giải Nhất cuộc thi Tiếng Anh trong sinh viên toàn quốc – Star Awards (các năm 2017, 2020, 2024); 3 lần đoạt giải Nhất cuộc thi Olympic tiếng Nga toàn quốc (các năm 2018, 2023, 2025); Giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên toàn quốc năm 2024 với đề tài với đề tài: “Exploring EFL Students’ Perceptions and Practices of Essential Survival Skills during Hazards at UD-ULFS: A Project-based Approach”, tạm dịch: Nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận dự án nhằm nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng cho sinh viên thích ứng với các hiểm họa sinh tồn).

Khuyến khích, tạo môi trường để thầy và trò cùng trau dồi, thực hành kỹ năng ngoại ngữ.

Không chỉ tạo điều kiện học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng còn quan tâm lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho người nước ngoài khu vực miền Trung lần thứ nhất, thu hút hơn 160 sinh viên quốc tế từ 12 cơ sở giáo dục đại học tham gia.

Theo PGS.TS. Võ Văn Minh – Hiệu trưởng nhà trường, sự kiện này được tổ chức lần đầu tiên với sự phối hợp của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Đà Nẵng. Cuộc thi có ý nghĩa nhằm cùng nhau lan tỏa vẻ đẹp của tiếng Việt và văn hóa, lịch sử dân tộc, góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị, gắn kết giữa sinh viên Việt Nam và lưu học sinh quốc tế…

Việc chủ động xây dựng môi trường học thuật đa văn hóa, đẩy mạnh giảng dạy bằng ngoại ngữ, kết hợp linh hoạt phương pháp đào tạo truyền thống và hiện đại chính là cách Đại học Đà Nẵng thể hiện sự nhạy bén trong chiến lược đào tạo. Đây cũng là nền tảng vững chắc để hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng, văn hóa – hướng tới hình mẫu công dân toàn cầu trong kỷ nguyên mới.

Hải Đăng

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.