Đẩy mạnh học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng

08:06 16/06/2022

Ngày 15/6, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã chủ trì tổ chức hội thảo phục vụ xây dựng đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030”.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các Sở quản lý văn hoá, thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa các tỉnh, thành phố, lực lượng CAND, QĐND.

Theo Bộ VH-TT&DL, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, giao Bộ VH-TT&DL xây dựng đề án thành phần “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ”.

Sau 7 năm thực hiện đề án, các địa phương đã không ngừng cố gắng, nỗ lực, phát huy các nguồn lực triển khai nhiều hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập và tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động giáo dục, học tập được tổ chức trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ để đẩy mạnh việc học tập suốt đời của mọi người dân.

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”, giao Bộ VH-TT&DL xây dựng đề án thành phần “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ đến năm 2030”.

Hội thảo lần này là dịp các cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện đề án giai đoạn 2014 – 2020,  đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và tiếp tục thực hiện đề án đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ vào Quý IV năm 2022.

đọc sách 3.jpg -0
Hệ thống thư viện trong CAND được quan tâm đầu tư, đổi mới phương thức hoạt động.

Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết, những năm qua, Bộ VH-TT&DL đã chỉ đạo ngành VH-TT&DL các địa phương rà soát, đánh giá thực trạng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn để tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở với các mục tiêu, giải pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bộ cũng đã ký kết và phối hợp triển khai nhiều chương trình công tác hiệu quả với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều tổ chức, đơn vị trên cả nước.

Trong đó, Bộ Công an đã triển khai hiệu quả trong toàn lực lượng kế hoạch của Bộ về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ trong CAND. Bộ Công an cũng đã ban hành 2 Chỉ thị về thư viện và bảo tàng, có kế hoạch riêng về “Phát triển văn hóa đọc trong CAND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, phê duyệt đề án “Thành lập Thư viện CAND”.

Hệ thống thư viện bước đầu được xây dựng từ cơ quan Bộ đến Công an các đơn vị, địa phương, bao gồm 48 thư viện thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Công an,  60 thư viện trong các cơ sở giam giữ, 10 thư viện thuộc các học viện, trường CAND; 63 thư viện Công an tỉnh, thành phố. Ngoài ra còn có các thư viện, phòng đọc thuộc Công an huyện, thị xã, thành phố.

Bộ Công an đã chỉ đạo tổ chức phục hồi, xây dựng tôn tạo, đưa vào khai thác phát huy giá trị các khu di tích, khu lưu niệm CAND. Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị đã triển khai Chương trình phối hợp công tác với Vụ Thư viện trong việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong hệ thống thư viện CAND giai đoạn 2016 – 2021; tăng cường sự phối hợp với Bộ VH-TT&DL xây dựng cơ chế, chính sách để các thư viện trong CAND hoạt động bền vững; đôn đốc, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia học tập, nghiên cứu, mượn tài liệu qua luân chuyển sách, sử dụng dịch vụ tại các thư viện công cộng...

Hệ thống thư viện trong CAND cùng với hệ thống thư viện cả nước đã có sự đổi mới về phương thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, góp phần từng bước chấn hưng và phát triển mạnh mẽ văn hoá đọc.

Tại hội thảo, các đại biểu nhận định, những năm qua, các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động học tập suốt đời của người dân. Hệ thống bảo tàng với 188 bảo tàng công lập và tư nhân được phát huy, đổi mới hoạt động, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều hạn chế như hoạt động đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa chưa thực sự được quan tâm đúng mức nhất là các thiết chế ở cấp huyện và cấp xã.

Nhận thức của lãnh đạo một số địa phương, bộ, ngành về vai trò của các thiết chế văn hóa đối với xã hội và đối với việc xây dựng môi trường văn hóa, thúc đẩy học tập suốt đời còn hạn chế, dẫn đến việc quan tâm và đầu tư cho hoạt động còn nhiều bất cập. Một số địa phương, Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh chưa được quan tâm quy hoạch và đầu tư xây dựng, hoặc bị thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, hoặc không có trụ sở hoạt động đúng chức năng…

Để đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đến năm 2030, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế chính sách, củng cố cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Bên cạnh đó, cần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hiệu quả mô hình học tập suốt đời, tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hóa trong tổ chức các hoạt động phục vụ người dân...

N.Nguyễn

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

Ngày 9/5, thông tin Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá cho hay, UBND tỉnh sẽ bố trí một phần vận động viên của đội tuyển thể thao thành tích cao thuộc Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Thanh Hoá sử dụng cơ sở tại Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.