Để phụ huynh yên tâm cho con trở lại trường

07:53 18/02/2022

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến hết ngày 16/2, cả nước có hơn 21 triệu học sinh trong tổng số 22,4 triệu học sinh các cấp đã đến trường học trực tiếp, đạt tỷ lệ 93,71%. Trong khi học sinh bậc THPT đến trường học trực tiếp cao, đạt tỷ lệ 99% thì ở bậc tiểu học, mầm non lại thấp hơn nhiều. Thậm chí, ở Hải Phòng, tỷ lệ trẻ mầm non đi học lại chỉ ở mức 11,7%.

Sĩ số học sinh của nhiều trường đang quá tải nên rất khó bố trí dưới 20 em/lớp. Ảnh: CTV.

Tỷ lệ trẻ bậc tiểu học, mầm non đi học trực tiếp thấp

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đối với cấp mầm non, đã có 54/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. Dự kiến đến ngày 21/2, sẽ có 59/63 tỉnh, thành phố cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. Riêng 4 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng, An Giang có kế hoạch cho trẻ em mầm non đi học trong tháng 2 nhưng chưa xác định được thời gian cụ thể. Đối với cấp tiểu học, 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp; cấp THCS và cấp THPT đã có 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp.

Trong các cấp học, tỷ lệ học sinh THPT đến trường học trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 99% và cấp THCS chiếm tỷ lệ trên 94% do lứa tuổi này các em đã được tiêm vaccine. Riêng  cấp tiểu học và mầm non, tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp thấp hơn, trong đó bậc mầm non là 85%, bậc tiểu học là 93%. Cá biệt, tại một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, trong ngày 14/2, học sinh mầm non đi học lại chỉ đạt tỷ lệ 66,3%; tại TP Hải Phòng, trong ngày 15/2, học sinh mầm non tới trường chỉ đạt tỷ lệ 11,7 %.

Nguyên nhân khiến một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học là hiện nay trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng và trường học đều có xu hướng gia tăng dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non đến trường thấp ở một số địa phương. Cùng với đó, việc địa phương yêu cầu trường học chưa tổ chức bán trú, chỉ học một buổi cũng gây khó khăn cho phụ huynh trong việc chăm sóc, đưa đón con, khiến nhiều gia đình chưa thể cho con đi học lại.

Từ thực tế trên, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Y tế cần cho ý kiến chuyên môn về phòng, chống dịch đối với việc cho trẻ em dưới 12 tuổi tới trường nhưng chưa được tiêm vaccine; việc tổ chức ăn bán trú, học hai buổi để Bộ GD&ĐT và các địa phương thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành; ban hành Sổ tay hướng dẫn cho nhà trường và phụ huynh việc chăm sóc trẻ em F0 tại nhà để tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 theo hướng rút gọn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm đối với trường hợp F1 là giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học, giúp phụ huynh yên tâm cho con tới trường.

Việt Nam đang nỗ lực để có thể tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sớm nhất để các em yên tâm tới trường. Ảnh minh hoạ.

Khi học sinh bị mắc COVID-19, nhà trường phải làm gì?

Tại Hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 cho 63 tỉnh, thành, TS Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể cơ sở giáo dục xử lý các trường hợp mắc, nghi mắc COVID-19.

Theo đó, nếu các cơ sở giáo dục phát hiện trường hợp học sinh nghi mắc COVID-19, nhà trường cần thông báo cho Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của cơ sở giáo dục, phụ huynh học sinh, đồng thời thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời. Trường hợp phát hiện ca mắc COVID-19 ngay trong trường, thầy cô cần chuyển học sinh xuống phòng cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã/phường hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với lớp có F0, tất cả học sinh ngồi tại chỗ, tổ chức xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế. Toàn bộ học sinh của lớp được test kháng nguyên nhanh, mẫu gộp, sau đó, trường cho học sinh di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ phòng học. Những học sinh không phải là F1, có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được đi học bình thường. Nếu không có sự giao lưu, tiếp xúc giữa F0 với học sinh lớp khác, các lớp này vẫn đi học bình thường. Trường hợp học sinh được xác định là F1, các em được ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định. Thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà đối với trường hợp học sinh F1 đã tiêm đủ liều vaccine là không quá 7 ngày, xét nghiệm vào ngày thứ 7, nếu kết quả âm tính, các em được đi học trở lại.

"Về việc thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà với F1 là học sinh, chúng tôi đang xin ý kiến các bộ, chuyên gia và trao đổi với Bộ GD&ĐT. Có thể, chúng tôi điều chỉnh thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà xuống còn 7 ngày cho tất cả đối tượng học sinh F1, kể cả đã tiêm vaccine hay chưa" - ông Dương Chí Nam cho biết.

Theo Bộ Y tế, để chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi, Bộ Y tế đã giao Viện Chiến lược và Chính sách Y tế tiến hành khảo sát trực tuyến đối với các phụ huynh có con dưới 12 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Qua khảo sát hơn 415.000 phụ huynh tham gia cho thấy, có 60,6% đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ; 7,6% đồng ý nếu yêu cầu bắt buộc; 29,1% cân nhắc; chỉ có 1,9% phụ huynh không đồng ý. Chính phủ cũng đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccien Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Hiện nay Bộ Y tế đang thúc đẩy sớm nhất để có vaccine và xây dựng kế hoạch để có thể tiến hành tiêm sớm nhất cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Huyền Thanh

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文