Để xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế nói gì?

16:19 23/09/2022

Trong thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp nhưng tình trạng học sinh đánh nhau vẫn tái diễn, đặc biệt là các vụ việc xảy ra vào đầu năm học 2022-2023 với đối tượng chủ yếu là các nữ sinh THCS.

Chiều 23/9, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trước tình trạng bạo lực học đường liên tiếp xảy ra đầu năm học trên địa bàn tỉnh, Ban Giám đốc Sở vừa tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các phòng ban liên quan để kịp thời chỉ đạo, tăng cường giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường.

Trong đầu năm học 2022-2023, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế liên tiếp xảy ra 3 vụ nữ sinh trung học cơ sở đánh nhau. Các trường hợp đánh nhau này là nữ sinh của Trường THCS Lộc Thủy (huyện Phú Lộc); Trường THCS Phong Sơn (huyện Phong Điền) và Trường THCS Chu Văn An (TP Huế). Điều đáng nói là trong khi các nữ sinh đánh nhau thì nhiều học sinh khác không can ngăn mà chỉ đứng xem và dùng điện thoại quay clip.

Nữ sinh T.T.H.L (Trường THCS Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) bị bạn học cùng lớp đánh chảy máu ở vùng đầu.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế, dù trong thời gian qua, Sở đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp nhưng tình trạng học sinh đánh nhau vẫn tái diễn, đặc biệt là các vụ việc xảy ra vào đầu năm học 2022-2023 với đối tượng chủ yếu là các nữ sinh THCS.

Tại buổi làm việc giữa Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đơn vị liên quan, có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phòng ngừa, việc nhận định tình hình chưa nhanh nhạy; nắm bắt thông tin, dư luận trong học sinh chưa kịp thời. Ngoài ra vụ việc còn chậm được phát hiện khiến những mâu thuẫn giữa học sinh với nhau không được can thiệp, can ngăn giải quyết. Ý thức của người học, đạo đức, lối sống, tâm lý của các em bị nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng. Bên cạnh đó có nguyên nhân từ công tác quản lý của nhà trường và gia đình, xã hội, thiếu sự quan tâm thường xuyên.

Trước các vụ việc nữ sinh đánh nhau liên tiếp xảy ra, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành công văn khẩn gửi đến các cơ sở giáo dục, trường học.

Do đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các phòng ban liên quan khẩn trương ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường. Đồng thời yêu cầu các cơ sở giáo dục thành lập ngay Ban phòng chống bạo lực học đường tại đơn vị do thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm trưởng ban; thành viên là các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, công an địa phương, đại diện cha mẹ học sinh.

Yêu cầu nâng cao trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm lớp để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; ngành giáo dục thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát, trang mạng xã hội để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế còn cho biết, hiện Sở đã hành công văn chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bạo lực học đường ngay từ đầu năm học 2022 - 2023 nhằm không để tái diễn và ngăn chặn kịp thời các vụ học sinh đánh nhau.

Anh Khoa

Ngày 18/12, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Tiến Thành (SN 1985, trú thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

Sáng ngày 18/12/2024, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Huy (SN 1997), cư trú xã Cửa Dương, TP Phú Quốc (Kiên Giang) tổng cộng 26 năm tù về 2 tội “Giết người” và  “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Ngọc T (SN 2006), ngụ xã Hàm Ninh (TP Phú Quốc). 

Lãng phí, một vấn đề không mới nhưng luôn có tính thời sự, là nguy cơ âm thầm bào mòn nguồn lực quốc gia, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Chống lãng phí” đã kịp thời khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và đặc biệt là lực lượng CAND.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump nhiều lần cam kết sẽ giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, vị Tổng thống đắc cử Mỹ mới đây đã thừa nhận rằng, cuộc xung đột này phức tạp hơn so với cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Trung Đông.

Tối 17/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân – “Vang mãi khúc quân hành”.

Với mục đích tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc dĩa trực tuyến thông qua mạng internet, Phạm Thị Bích Ngọc đã thuê căn nhà tại địa chỉ 19 Lê Thánh Tôn (phường Đông Ba, TP Huế) để các con bạc sát phạt nhau. Đến thời điểm bị bắt, Ngọc đã tổ chức cho các con bạc đánh bạc với số tiền hơn 22 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文