Dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Học sinh cuối cấp có bị ảnh hưởng?

07:58 11/02/2025

Mặc dù đến ngày 14/2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới có hiệu lực nhưng tại thời điểm này, nhiều trường THCS, THPT đã dừng việc dạy thêm, học thêm.

Đặc biệt, trước quy định trường học không thu tiền đối với 3 nhóm học sinh (gồm: nhóm có kết quả học tập môn học cuối kỳ chưa đạt; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp lớp 9, lớp 12 tự nguyện đăng ký ôn luyện theo kế hoạch của nhà trường) đã khiến các trường có phản ứng khác nhau.

Trong khi nhiều trường cho biết sẽ tạm ngừng việc ôn tập do không có kinh phí để chi trả cho giáo viên thì một số trường dù lo lắng về kinh phí song vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn để lên kế hoạch tổ chức dạy học miễn phí cho học sinh cuối cấp.

8bda69b0-adec-4cea-81f9-bfb3fd8a39ca.jpg -0
Trường học đang có những phản ứng khác nhau về quy định dạy thêm miễn phí cho học sinh. Ảnh minh họa

Thầy Nguyễn Lam Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết: Trường sẽ thực hiện đúng nội dung Thông tư 29 về việc dạy miễn phí cho học sinh cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn tập theo kế hoạch của nhà trường. Sau ngày 14/2, khi Thông tư 29 có hiệu lực, nhà trường sẽ bố trí các giáo viên tăng tốc dạy ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12. Ngoài học chính khóa theo chương trình năm học trên lớp vào buổi sáng, các em học sinh sẽ được thầy cô giáo ôn thi tốt nghiệp 2 tiết/tuần/môn vào buổi chiều không thu tiền của học sinh.

Theo thầy Sơn, với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, các giáo viên của trường đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ, ôn luyện kiến thức cho học sinh để có kết quả thi tốt nghiệp THPT cao nhất. Tuy vậy, điều khiến thầy Sơn và các giáo viên trong trường băn khoăn nhất hiện nay là Thông tư 29 quy định, học sinh muốn học thêm phải đăng ký học tại trung tâm dạy thêm được cơ quan chức năng cấp phép, song trên địa bàn huyện Mường Lát hiện nay chưa có trung tâm nào được thành lập.

Bên cạnh đó, ngoài dạy đủ số tiết theo quy định trên lớp vào buổi sáng, số giờ dạy bổ trợ, ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 là số tiết làm thêm ngoài giờ của giáo viên. Tuy nhiên, đến nay nhà trường vẫn chưa có nguồn kinh phí nào để hỗ trợ các thầy cô. Vì vậy, thầy Sơn kiến nghị, Nhà nước có chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên để đảm bảo quyền lợi cho các thầy cô.

Hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Thường Tín (Hà Nội) cũng chia sẻ: Dù ngày 14/2, Thông tư 29 mới có hiệu lực nhưng nhà trường đã cho học sinh nghỉ học thêm tại trường ngay từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Tuy vậy, đối với đối tượng học sinh cuối cấp, trường vẫn đang lên kế hoạch khảo sát số lượng học sinh để tổ chức dạy bổ trợ miễn phí cho đối tượng học sinh lớp 12 có học lực còn yếu để các em có thể vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Trước mắt, các giáo viên đều đồng thuận hỗ trợ học sinh để đảm bảo quyền lợi cho các em. Nhưng về lâu dài, quyền lợi của các thầy cô cũng cần được đảm bảo. Do đó, rất mong thành phố có nguồn kinh phí để hỗ trợ thầy cô trong việc thực hiện nhiệm vụ này”- vị này đề xuất.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, việc dạy thêm trong nhà trường không thu phí đối với 3 nhóm đối tượng được quy định tại Thông tư 29 là rất nhân văn. Quy định này nếu được các nhà trường triển khai sẽ tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng, đảm bảo học sinh khó khăn hoặc cần bồi dưỡng năng lực được hỗ trợ mà không bị hạn chế bởi điều kiện kinh tế.

Tuy vậy, ông Lâm cũng thừa nhận, ngân sách hạn chế là thách thức lớn với nhiều trường học, trong đó có việc lấy nguồn kinh phí ở đâu để chi trả cho giáo viên tham gia giảng dạy, bổ trợ học sinh cuối cấp. “Giáo viên cũng là người lao động nên khi giáo viên làm thêm giờ cũng cần được trả công xứng đáng để đảm bảo quyền lợi. Do đó, Nhà nước cần có kinh phí hỗ trợ để chi trả cho giáo viên hoặc xây dựng cơ chế để các nhà trường có thể huy động nguồn lực tài chính phù hợp để duy trì hoạt động này”-ông Lâm nêu ý kiến.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Chương trình các môn học đã quy định thời lượng dạy học cụ thể đối với từng khối lớp. Thời lượng đó đã bảo đảm thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục theo yêu cầu của chương trình, bao gồm cả thời gian ôn tập, kiểm tra. Trách nhiệm của nhà trường là phải tổ chức thực hiện chương trình, bảo đảm cho học sinh tiếp nhận đầy đủ kiến thức, phát triển năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của chương trình.

Đối với những học sinh chưa đạt yêu cầu thì nhà trường, giáo viên có trách nhiệm phụ đạo để học sinh đạt yêu cầu của chương trình. Việc tổ chức ôn thi cho học sinh cuối cấp cũng thuộc trách nhiệm của nhà trường, được đưa vào kế hoạch giáo dục để thực hiện, không phải là hoạt động dạy thêm thu tiền học sinh. Các sở GD&ĐT cần tăng cường chỉ đạo và giám sát các nhà trường thực hiện đúng trách nhiệm, đặc biệt là việc hướng dẫn, tổ chức cho học sinh cuối cấp ôn thi để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, học sinh yên tâm học tập, tuyệt đối không để tình trạng ngừng dạy thêm trong nhà trường là buông lỏng việc hỗ trợ học sinh học tập, ôn thi.

Liên quan đến việc chi trả cho hoạt động dạy thêm đúng quy định trong nhà trường, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết: Giáo viên kiêm nhiệm, dạy thừa giờ được thanh toán tiền thừa giờ theo quy định. Việc phân công giáo viên để bảo đảm sự công bằng, phù hợp về thời gian làm việc thuộc trách nhiệm của nhà trường. Trong trường hợp nhà trường tổ chức dạy thêm cho các đối tượng học sinh theo quy định thì cần xây dựng kế hoạch hợp lý để những giáo viên được phân công dạy thêm không vượt giờ chuẩn quá nhiều, trong khi có những giáo viên khác lại chưa đủ giờ chuẩn. Nguồn kinh phí để chi trả tiền thừa giờ là nguồn kinh phí hợp pháp của nhà trường, bao gồm ngân sách và các khoản thu theo quy định.

Huyền Thanh

Đất nước hòa bình, vươn mình trong kỷ nguyên mới, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Phòng 5), Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an bước vào một mặt trận mới – thầm lặng nhưng đầy thách thức.

Bụi than len vào lớp học, phủ kín mâm cơm, quấn quanh giấc ngủ người già và trẻ nhỏ. quốc lộ 15D (QL15D) - tuyến đường nối từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến Cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay (Quảng Trị), giờ đây đang trở thành "hành lang tử thần" vì bụi, tiếng ồn, tai nạn rình rập. Trong khi đó, người dân phản ánh mòn mỏi, chính quyền địa phương nói đã nhắc nhở, còn doanh nghiệp thì chỉ hứa… sẽ khắc phục dần (!).

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án; khởi tố 32 bị can về các hành vi “Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc; Mua bán trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” xảy ra tại tỉnh Tiền Giang và Long An do đối tượng Nguyễn Công Huân cầm đầu.

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Như Báo CAND đã thông tin về tình trạng xung đột quyền lợi gay gắt giữa cư dân sinh sống tại các chung cư hạng sang và chủ sở hữu căn hộ chung cư tham gia ứng dụng Airbnb cho thuê căn hộ ngắn ngày để phục vụ người dân có nhu cầu. Trong khi Bộ Xây dựng khẳng định pháp luật không cấm hoạt động này, nhưng đỉnh điểm của tình trạng mâu thuẫn lợi ích tiếp tục diễn ra sau văn bản của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh trả lời đơn vị quản lý, vận hành, khai thác chung cư Hà Đô trên đường 3/2 quận 10 vào ngày 1/4 vừa qua…

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.