Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bền vững tại Trường Đại học Ngoại Thương

11:06 29/01/2024

Xác định tầm nhìn trở thành đại học (ĐH) hàng đầu về đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại Việt Nam cũng như trong khu vực, Trường ĐH Ngoại thương tiên phong triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST), tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và cán bộ, giảng viên phát triển ý tưởng sáng tạo trong công việc, học tập và khởi nghiệp. Nhà trường thể hiện cam kết phát triển hệ sinh thái (HST) ĐMST bền vững.

Hệ sinh thái ĐMST của Trường ĐH Ngoại thương đặt trọng tâm vào người học, người dạy và người làm. Nhà trường đã và đang tạo ra một môi trường mạnh mẽ, nhằm khuyến khích và hỗ trợ sinh viên, doanh nghiệp khởi nghiệp và cán bộ trong ươm mầm những ý tưởng sáng tạo, phát triển những đề án kinh doanh thực tế.

Không chỉ là người học, sinh viên còn là những tinh hoa sáng tạo, những người đóng góp và tham gia tích cực vào quy trình đổi mới. Được triển khai từ năm 2020 đến nay với 10 mùa tổ chức, chương trình EZ Impact Bootcamp - EZ đã thành công trong việc đào tạo và truyền cảm hứng cho gần 500 bạn trẻ đam mê khởi nghiệp trên toàn quốc. Với chương trình trại huấn luyện (bootcamp) kéo dài 4 ngày, cố vấn trong 2 tuần và hành trình đồng hành kéo dài 2 tháng, sinh viên được tiếp xúc với các chuyên gia, lãnh đạo và CEO giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, Chương trình Kinh tế tuần hoàn 2023 - CE và Chương trình Sáng tạo Kinh doanh xã hội- Social Business Creation (SBC) tập trung vào việc đào tạo sinh viên về kinh tế tuần hoàn và các phương pháp kinh doanh bền vững, giúp xây dựng các mô hình kinh doanh có tính ổn định, tạo ra giá trị cho cộng đồng. CE mùa thứ 3 đã tạo ra sân chơi sáng tạo dành cho 200 bạn trẻ trên toàn quốc. Cuộc thi SBC cũng góp sức trong việc ươm tạo rất nhiều startup xã hội, tiêu biểu như Dự án Nam Tural - Quán quân bảng Startup cuộc thi SBC toàn cầu 2023; Dự án Forest Foods - Top 3 chung cuộc bảng Startup; Dự án eJOY English - Top 3 chung cuộc bảng Doanh nghiệp. Những nỗ lực của nhà trường cùng các đơn vị đã được ghi nhận với thành tích 3 năm liên tiếp Trường ĐH Ngoại thương được vinh danh là “Impactful Change Agent” - Giải thưởng được trao cho tổ chức giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động sáng tạo kinh doanh xã hội trên toàn cầu, trao tặng bởi Ngân hàng Scotiabank và Trường ĐH HEC Montreal (Canada).

Về hoạt động khởi nghiệp, Trường ĐH Ngoại Thương mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối nguồn lực khởi nghiệp. Những dự án khởi nghiệp bước ra từ những cuộc thi trong trường và cả những startup ngoài hệ sinh thái có cơ hội được hỗ trợ thông qua Chương trình Ươm tạo khởi nghiệp tạo tác động - SIP100. Đặc biệt, SIP100 2023 đã ươm tạo thành công 9 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc qua 100 ngày ươm tạo chuyên sâu và 120 phiên kết nối đầu tư với hơn 30 nhà quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Điểm nhấn đặc biệt trong hoạt động ĐMST tại Trường ĐH Ngoại Thương phải kể đến chương trình FTU ACTNOVATION CAMP. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một trường ĐH tiên phong trong việc triển khai hoạt động ĐMST một cách hệ thống, từ cấp lãnh đạo tới từng giảng viên, chuyên viên cấp đơn vị. Mô hình hoạt động này không chỉ có ý nghĩa với các trường ĐH, mà còn có thể được học hỏi và áp dụng ở những tổ chức, cơ quan và khu vực công khác để tạo ra những kết quả đột phá. Bước sang năm học 2023 - 2024, nhà trường xác định chủ đề của năm học là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường” cùng 8 chương trình công tác trọng tâm, nhằm tiếp tục thực hiện sứ mệnh truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân.

Tuấn Minh

Tổng công ty điện lực và công ty điện lực các tỉnh tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó bão số 3, khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện đảm bảo an toàn để cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

16h chiều 7/9, người dân Hà Nội đã có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng rõ rệt của bão số 3 khi mưa lớn diễn ra khắp Thủ đô cùng với gió giật mạnh. Đường phố Hà Nội vắng lặng, lác đác có người di chuyển nhưng rất khó khăn. Lực lượng CSGT ứng trực 100% quân số, liên tục tuần tra, tổ chức cắt dọn cây xanh bị quật đổ.

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文