Hơn 1,7 triệu học sinh ở TP Hồ Chí Minh tựu trường năm học mới

16:19 26/08/2024

Trừ học sinh lớp 1 đã tựu trường tuần trước, sáng nay 26/8, hơn 1,6 triệu học sinh các cấp học tại TP Hồ Chí Minh đã đến trường, chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025.

Lịch tựu trường của các em học sinh phụ thuộc vào từng trường khác nhau, nhưng vẫn phải nằm trong khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đã được UBND TP Hồ Chí Minh duyệt.

Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh, trong năm học mới, thành phố có hơn 1,7 triệu học sinh các cấp học, bậc học. Dù số học sinh của tăng rất cao, nhưng thành phố vẫn tiếp tục đảm bảo tốt việc 100% con em người dân sinh sống trên địa bàn có đủ chỗ học, đảm bảo các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy học.

Học sinh tại TP Hồ Chí Minh tựu trường.

Cũng trong ngày 26/8, Sở GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn về mức thu, sử dụng học phí và các khoản thu dịch vụ áp dụng từ năm học mới trên địa bàn thành phố.

Theo đó, từ năm học 2024 – 2025 và các năm học tiếp theo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố được áp dụng mức thu học phí theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 12/2024 của HĐND thành phố.

Mức học phí từ năm học 2024 – 2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Mức học phí các cấp học.

Trong đó, nhóm 1 là học sinh các trường ở TP Thủ Đức và các quận 1, 3, 4,5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn,Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại bảng nêu trên được làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tư thục ở địa bàn chưa đảm bảo trường tiểu học công lập và học sinh tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Ngoài ra, trẻ mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024 – 2025 (được hưởng từ 1/9/2024); học sinh THCS được miễn học phí từ năm học 2025 – 2026 (được hưởng từ 1/9/2025).

Mức học phí từ năm học 2024 – 2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND TP Hồ Chí Minh để đề nghị HĐND thành phố xem xét phê duyệt.

Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành.

Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo Nghị quyết 13/2024 của HĐND TP Hồ Chí Minh và các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục khác như sau:

Các mức thu quy định là mức thu tối đa, căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục và nhu cầu của học sinh, cơ sở giáo dục tổ chức thống nhất với cha mẹ học sinh mức thu cụ thể, song không vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết này, không được cao hơn 15% so với mức thu đã thực hiện trong năm học 2023-2024.

Các cơ sở giáo dục thực hiện đúng tên gọi các khoản thu theo quy định; phân biệt đúng khoản thu “Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ" (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn) với khoản thu “Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ" (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, Tết; không bao gồm tiền ăn).

Đối với khoản thu “Dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng" (phần kinh phí xã hội hóa): Tiền công trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng thu từ cha mẹ học sinh quy định tại Nghị quyết 13/2024 là số chênh lệch còn lại sau khi trừ đi số tiền ngân sách thành phố hỗ trợ so với tiền lương trên hợp đồng lao động. Cơ sở giáo dục căn cứ số lượng nhân viên nuôi dưỡng thực tế tại đơn vị để tính toán mức thu cụ thể nhưng không được vượt quá mức thu quy định tại nghị quyết  này.

Đối với khoản thu “Dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh": Lớp có nhu cầu sử dụng nhưng chưa có máy lạnh, phải đi thuê thì cơ sở giáo dục căn cứ điều kiện cơ sở vật chất thực tế tại đơn vị và nhu cầu sử dụng máy lạnh của cha mẹ học sinh, đơn giá cung cấp dịch vụ để tính toán mức thu cụ thể, song không được vượt quá mức thu quy định. Việc thuê máy lạnh phải có sự thống nhất của phụ huynh và thực hiện đảm bảo theo quy định.

Nguyễn Cảnh

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đã xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Hàng trăm CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Tây Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã có mặt tại các phường Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Bình Minh (thuộc tỉnh Lào Cai) và thị trấn Thác Bà, thị trấn Đại Minh (thuộc tỉnh Yên Bái) tiếp tục hỗ trợ chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả sau bão, mưa lũ, sạt lở đất. 

Với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động CBCS phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ nhân dân tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Tối 10/9, Sở GTVT Hà Nội cho biết, do nước sông dâng cao, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, đơn vị sẽ tiến hành cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng lưu thông qua cầu Đuống, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Lực lượng chức năng bắt đầu cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên. Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Ngày 10/9, khi đi xe buýt tuyến 101A (Bến xe Giáp Bát - Vân Đình) của Trung tâm Tân Đạt (Transerco), một nữ hành khách đã bỏ quên số tiền khoảng 150 triệu đồng trên xe. Nhân viên xe buýt đã phát hiện và bàn giao lại cho chủ nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文