Nhiều trường bị xáo trộn khi môn Lịch sử từ “tự chọn” trở thành “bắt buộc”

08:31 16/07/2022

Để chuẩn bị cho việc triển khai dạy học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018, các trường THPT đều đã xây dựng nhiều tổ hợp để học sinh lựa chọn. Vì thế, khi môn Lịch sử trong chương trình GDPT mới được điều chỉnh từ lựa chọn sang bắt buộc đã khiến nhiều trường bị xáo trộn, nhất là năm học mới đang cận kề.

Mặc dù hết sức chia sẻ với Bộ GD&ĐT trong việc điều chỉnh thiết kế môn Lịch sử trong chương trình GDPT mới với tâm thế vừa làm vừa sửa, song lãnh đạo nhiều trường THPT đều mong muốn Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn cụ thể để nhà trường lên kế hoạch triển khai khi chỉ còn ít tháng nữa là bước vào năm học mới.

“Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, môn Lịch sử sẽ có 52 tiết bắt buộc mỗi năm học, còn theo chương trình ban đầu, học sinh phải học 70 tiết/năm học. Như vậy còn những tiết tự chọn sẽ được dạy thế nào? Chúng tôi mong Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn cụ thể”- lãnh đạo một trường THPT trên địa bàn quận Hoàng Mai đề xuất.

Môn Lịch sử trong chương trình GDPT mới được điều chỉnh từ lựa chọn sang bắt buộc đã khiến nhiều trường bị xáo trộn. Ảnh minh họa

Bà Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, việc điều chỉnh, thiết kế lại môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT sẽ tác động trực tiếp tới việc sắp xếp các tổ hợp môn học của tất cả các trường THPT. Cụ thể, khi Lịch sử trở thành môn bắt buộc thì sẽ ảnh hưởng đến các môn tự chọn còn lại trong tổ hợp Khoa học xã hội.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cũng cho hay, nhà trường buộc phải điều chỉnh lại các tổ hợp môn và các tổ chuyên môn cũng sẽ phải ngồi lại với nhau để xây dựng lại kế hoạch dạy học. Trường cũng tính đến cả việc có thể tổ chức tư vấn lại cho học sinh lựa chọn các tổ hợp môn phù hợp với tình hình thực tế.

Trong khi người đứng đầu các nhà trường buộc phải tính toán lại các tổ hợp thì giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng có nhiều trăn trở. Với 52 tiết Lịch sử bắt buộc, thì trung bình khoảng 1,5 tiết Lịch sử/tuần; với học sinh có nguyện vọng học nâng cao, sẽ được học thêm 35 tiết chuyên đề. Mặc dù vậy, việc điều chỉnh này không phải chỉ đơn thuần mang tính cơ học mà nó còn kéo theo cả những thay đổi về mặt kết cấu nên có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Trao đổi nhanh với PV Báo CAND, GS.TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Tổng chủ biên SGK môn Lịch sử bộ sách Cánh Diều cho biết: Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học bắt buộc thứ 8 trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT cùng các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Theo GS Bình, với việc điều chỉnh 70 tiết phần cốt lõi xuống còn 52 tiết bắt buộc, đương nhiên phải cắt giảm nội dung. Tuy nhiên, nguyên tắc của cắt giảm là không ảnh hưởng đến kết cấu Chương trình 2018 đã thiết kế, vẫn đảm bảo tính logic, tính hệ thống (có Lịch sử thế giới, Lịch sử khu vực, Lịch sử Việt Nam), đảm bảo tính liên thông khi THCS học theo "thông sử", còn THPT học theo chủ đề, chuyên đề. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ chú trọng đến lịch sử dân tộc, lịch sử Việt Nam về cả nội dung và thời lượng.

Trước băn khoăn về việc điều chỉnh môn Lịch sử có ảnh hưởng gì tới Chương trình tổng thể các môn học, GS Đỗ Thanh Bình khẳng định, với cách điều chỉnh này, căn bản chương trình 2018 là ổn định. "Trong tổng thể kết cấu toàn bộ chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, khi Lịch sử trở thành môn bắt buộc cũng không xáo trộn hoặc ảnh hưởng tới các phân môn khác. Trước đây các em học 7 môn bắt buộc, 5 môn tự chọn thì nay sẽ thành 8 môn bắt buộc và 4 môn tự chọn. Nghĩa là mỗi em học sinh vẫn học tổng số 12 môn học", GS Bình cho biết và khẳng định, những nội dung nào ở THCS đã học rồi nếu ở THPT có trùng lặp thì cắt bỏ.

Huyền Thanh

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chu trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10/9/2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文