Phờ phạc ôn thi trước “cuộc đua” vào lớp 10

07:11 01/06/2023

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023-2024 của Hà Nội sẽ diễn ra. Do thời gian ôn tập không còn nhiều cùng với chỉ tiêu vào lớp 10 công lập năm nay khá thấp, chỉ khoảng 56% trên tổng số học sinh đăng ký dự tuyển nên cả học sinh và phụ huynh đều áp lực. Nhiều học sinh học quên ăn, quên ngủ để tăng tốc ôn thi, còn phụ huynh cũng phải “căng não” để tìm thêm phương án “chống trượt” cho con ở các trường ngoài công lập.

Học khá, giỏi cũng có phương án dự phòng

Học ở trường cả ngày, tối về nhà tiếp tục tự học hoặc tham gia học online đến tận khuya. Đó là lịch học cố định của phần lớn học sinh lớp 9 tại các quận nội thành Hà Nội chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Em Nguyễn Tuấn Phong, học sinh lớp 9 ở quận Cầu Giấy cho biết: “Em đăng ký nguyện vọng (NV) 1 vào Trường THPT Yên Hòa. Năm nay, tỷ lệ “chọi” vào trường là 1/2,29. Em tự nhận thấy trình độ tiếng Anh của mình chưa tốt, vì vậy nếu không cố gắng “tăng tốc” ở giai đoạn “nước rút” này, em khó có cơ hội đỗ nguyện vọng 1. Những hôm học muộn, em phải đặt báo thức vì sợ ngủ quên”.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội năm học 2023-2024 sẽ diễn ra vào ngày 10 và 11/6. (Ảnh minh hoạ)

 Chị Lê Xuân, phụ huynh có con học lớp 9 ở Phương Mai (Hà Nội) chia sẻ: “Dù con trai có học lực tốt, nằm trong top 10 của lớp, điểm thi thử các môn đều tương đối cao nhưng do năm nay cả 3 trường THPT công lập mà con tôi đăng ký đều có tỷ lệ “chọi” cao ngất ngưởng nên con rất áp lực. Ngoài việc học thêm ở trường, tối nào con cũng tự học thêm đến 2, 3 giờ sáng. Nhìn thấy lịch trình của con như vậy, tôi rất xót, muốn con đi ngủ sớm để đảm bảo sức khoẻ nhưng con vẫn rất kiên quyết với lý do “nếu mỗi môn không đạt được 9 điểm thì rất khó đỗ vào THPT Kim Liên, nơi con đăng ký NV 1”.

Cũng theo chị Xuân, năm nay chỉ có khoảng 56% học sinh lớp 10 được vào lớp 10 công lập, cả 3 trường THPT mà con trai chị đăng ký đều có tỷ lệ “chọi” cao, trong đó riêng Trường THPT Kim Liên, nơi đăng ký NV 1 là 1/2,62, các trường NV 2 và 3 cũng đều trên 1/2,3 nên chị phải tìm phương án “chống trượt” bằng cách đăng ký thêm NV vào các trường THPT ngoài công lập.

Chị Lưu Hà, phụ huynh có con học lớp 10 ở quận Hà Đông cũng cho biết: Dù con có học lực khá nhưng ngoài 3 NV đăng ký vào các trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh, chị vẫn phải đăng ký dự phòng thêm 1 NV vào trường dân lập cách nhà 3-5 km.

“Với lực học của con, nếu như các năm trước thì cơ hội đỗ vào công lập là rất cao. Nhưng năm nay tỷ lệ “chọi” các trường con đăng ký đều có nhiều biến động nên để chắc chắn, tôi vẫn phải dự phòng phương án vào trường dân lập. Nếu trong trường hợp xấu nhất, cháu không đỗ công lập thì còn có chỗ học ở trường dân lập, chứ ở độ tuổi này mà đi học nghề thì tội lắm”, chị Hà chia sẻ.

Đăng kí nguyện vọng phải “chiến thuật”

Từ nhiều năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội luôn căng thẳng và áp lực hơn thi đại học. Do phần lớn phụ huynh đều có mong muốn con trúng tuyển NV trường công lập nhưng mỗi năm chỉ tiêu cho trường THPT công lập chỉ khoảng 60% nên áp lực là rất lớn.

Riêng năm học 2022-2023, toàn thành phố có 270.080 lượt thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 công lập, trong đó số lượng thí sinh đăng ký NV 1 là 104.917/69.805 chỉ tiêu. Như vậy, tỷ lệ “chọi” trung bình ở NV 1 toàn thành phố là 1/1,5; ở trong khu vực nội thành, tỷ lệ “chọi” cá biệt ở một số trường còn lên tới 1/3,5. Đơn cử như Trường THCS và THPT Khương Hạ (Thanh Xuân) có tỷ lệ “chọi” cao nhất năm nay là 1/3,55; Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ) hệ không chuyên có tỷ lệ “chọi” là 1/3,43; tỷ lệ “chọi” vào Trường THPT Kim Liên (Đống Đa) là 1/2,62…

Với áp lực cạnh tranh như thế nên học sinh muốn vào được lớp 10 công lập, nhất là những trường uy tín ở khu vực nội thành thì phải nỗ lực gấp nhiều lần so với bạn bè cùng lớp, cùng khóa. Các em học chính khóa, học thêm ở trường, ở nhà thầy cô hoặc các trung tâm gia sư và phải tranh thủ học, ôn ở nhà trong mọi thời điểm có thể. Nhiều em thể hiện sự mệt mỏi, thiếu ngủ đến phờ phạc trong quá trình ôn thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh cũng căng thẳng, lo lắng “mất ăn, mất ngủ” theo con.

 Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký 3 NV vào trường công lập, trong đó có 2 trường thuộc khu vực tuyển sinh ở các quận được chỉ định, và một trường ở địa bàn khác. Điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập năm nay được tính bằng tổng điểm bài thi môn Toán và điểm bài thi môn Ngữ văn (nhân hệ số 2) cộng điểm bài thi môn Ngoại ngữ, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Nếu học sinh trúng tuyển NV1 không được xét NV2, NV3.

Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm. Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn, các trường được phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

Với mức chênh lệch điểm chuẩn giữa các NV hiện nay, cùng với việc Hà Nội quy định không cho phép học sinh điều chỉnh NV xét tuyển sau khi đã đăng ký, học sinh rất dễ rơi vào nguy cơ trượt hết các NV nếu chiến thuật lựa chọn, đặt thứ tự NV không hợp lý và thiếu một chút may mắn do tỷ lệ “chọi” vào các trường THPT có sự biến động theo từng năm, rất khó lường.

Nhiều phụ huynh đề nghị TP Hà Nội nên xem xét tính đến việc cho học sinh được phép đổi NV sau khi công bố số lượng đăng ký, tỷ lệ “chọi” vào các trường THPT công lập như cách mà TP Hồ Chí Minh đang làm để giảm bớt áp lực, căng thẳng cho học sinh. Ngay cả trong xét tuyển đại học, từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT cũng đã đổi mới bằng cách cho phép học sinh được thay đổi, điều chỉnh NV đã đăng ký nhằm tạo thuận lợi hơn các em.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, thành phố cần tiếp tục quan tâm xây dựng, mở rộng thêm trường lớp để đáp ứng đủ chỗ học tập cho học sinh có nhu cầu và nguyện vọng học tiếp lên bậc THPT. Đồng thời chú trọng, làm tốt hơn công tác phân luồng sau THCS theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống trường trung cấp nghề, tạo điều kiện liên thông giữa các bậc học, hệ học để có thể thu hút được những học sinh có năng lực phù hợp, có nguyện vọng học nghề, tham gia thị trường lao động sớm.

Huyền Thanh

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文