Sớm tháo gỡ vướng mắc trong phát hành, in ấn tài liệu giáo dục ở các địa phương

07:41 04/06/2024

Theo báo cáo của các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), sau gần 4 năm triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương (GDĐP) trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới năm 2018, một số địa phương đã tiến hành in ấn, phát hành tài liệu kịp thời, thuận lợi. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều địa phương chưa in ấn phát hành được tài liệu này. Trước thực tế trên, nhiều ý kiến đề nghị cần sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong phát hành, in ấn tài liệu GDĐP.

Việc triển khai nội dung GDĐP trong Chương trình GDPT năm 2018 được thực hiện theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Luật Giáo dục 2019; Thông tư 32/2018 của Bộ GD&ĐT. Theo quy định trên, nội dung GDĐP là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình GDPT 2018, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Cụ thể, ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong chương trình các môn học và Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp THCS và THPT, nội dung GDĐP có thời lượng là 35 tiết/lớp/năm học và có vị trí như một môn học độc lập. Tài liệu GDĐP do các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn, thẩm định, trình Bộ GD&ĐT phê duyệt.

Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Ảnh minh họa

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết: Sau nhiều năm triển khai, việc in, phát hành tài liệu GDĐP còn những khó khăn, bất cập khác nhau ở mỗi địa phương. Việc in ấn, phát hành tài liệu GDĐP ở một số địa phương còn chậm, muộn; một số địa phương chưa thực hiện được do vướng mắc về công tác xác định bản quyền, thẩm định giá và đấu thầu in ấn, phát hành. Theo thống kê, đến nay mới có 19 tỉnh, thành phố đã in ấn, phát hành được tài liệu GDĐP các lớp 1, 2, 3, 4; có 30 tỉnh, thành phố đã in ấn, phát hành được tài liệu GD&ĐP lớp 1 và lớp 2; số tỉnh, thành phố chưa in ấn, phát hành được tài liệu GDĐP là 14 đơn vị. Đối với lớp 6, theo báo cáo của các Sở GD&ĐT, năm 2021 và năm 2022 đã có 42 tỉnh in, phát hành được tài liệu lớp 6; có 21 tỉnh tổ chức dạy bằng bản điện tử định dạng PDF, chưa in, phát hành được tài liệu…

Theo phản ánh của một số Sở GD&ĐT, mặc dù tài liệu GDĐP đã được xây dựng xong nhưng vướng mắc, khó khăn chủ yếu nằm ở khâu đấu thầu in ấn, phát hành.  Bên cạnh đó, do khó khăn trong thẩm định giá nên không tổ chức đấu thầu được; kinh phí dành cho việc biên soạn, thẩm định tài liệu GDĐP theo quy định của Bộ Tài chính còn thấp, một số nội dung còn thiếu, chưa có quy định mức chi như biên tập, chế bản, mua tranh ảnh, thuê vẽ lược đồ nên địa phương rất khó mời các tác giả có chuyên môn tốt tham gia biên soạn. Thậm chí, một số tác giả viết sách cũng xin rút lui, gây khó khăn cho các địa phương trong việc triển khai…

Chia sẻ tại hội nghị đánh giá thực trạng triển khai nội dung GDĐP trong chương trình GDPT 2018 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 3/6, bà Tăng Thị Ngọc Mai, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh kiến nghị nên thẩm định rõ quy trình in ấn, phát hành và đảm bảo nhuận bút cho tác giả tham gia biên soạn tài liệu GDĐP. Bộ GD&ĐT cũng cần tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ có cơ chế riêng để thực hiện khâu phát hành, in ấn tài liệu GDĐP. Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cũng cho biết, dù chưa có điều kiện để in ấn, phát hành được tài liệu GDĐP do vướng mắc về việc thẩm định giá sách, đấu thầu nhưng địa phương này đã photo một số tài liệu về giáo dục địa phương để đưa vào các nhà trường, đồng thời đưa cả phiên bản PDF để thầy trò cùng dạy và học. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài, cần phải có tài liệu chuẩn để đảm bảo cả hai vấn đề bản quyền và chất lượng…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu, ngành Giáo dục các địa phương cần xác định GDĐP là tài liệu bắt buộc. Quá trình biên soạn, in ấn, phê duyệt tài liệu GDĐP phải theo hướng đơn giản, có căn cứ pháp lý nhưng phải đúng quy định, hiệu quả. Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác biên soạn, in ấn, phát hành với mục tiêu là nhiệm vụ chính trị chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT cần căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ các địa phương sớm có được tài liệu GDĐP đảm bảo đúng quy định và tiến hành giảng dạy cho học sinh.

Hùng Quân

Chiều 28/9, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1, TP  Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến việc cô giáo của Trường tiểu học Chương Dương xin phụ huynh hỗ trợ tiền để mua laptop cá nhân, tạm thời không bố trí lớp cho cô giảng dạy trong thời gian đang giải quyết vụ việc.

Chiều 28/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Công an TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và TP Hà Nội tổ chức diễn tập thực binh "Xử trí tình huống tấn công chiếm quyền điều khiển hệ thống mạng thông tin, đấu tranh bắt giữ đối tượng khủng bố, giải quyết bạo loạn và bảo vệ hội nghị quốc tế".

Ngay sau khi nhận thông tin, Công an TP Hà Nội đã điều động 6 xe chữa cháy và 40 CBCS Cảnh sát PCCC & CNCH thuộc Công an huyện Hoài Đức, Đan Phượng và Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an TP Hà Nội đến hiện trường, tổ chức chữa cháy. Đồng thời, các lực lượng phối hợp với quần chúng hỗ trợ công tác chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Quân đội Israel ngày 28/9 khẳng định họ đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong một cuộc không kích vào thủ đô Beirut của Lebanon, mặc dù Hezbollah vẫn chưa đưa ra tuyên bố về số phận của ông này. 

Thêm hai thi thể được tìm thấy tại khu vực xảy ra vụ nổ trạm xăng ở vùng Dagestan của Nga, nâng tổng số người chết trong vụ việc lên 12. 

Hỏi: Tôi được biết, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì xây dựng sẽ trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với nhiều chính sách mới nhằm mang lại hiệu quả trong thực hiện công tác PCCC và CNCH. Xin hỏi, những chính sách mới trong dự thảo Luật PCCC và CNCH? (Nguyễn Kim Ngọc, Hà Nội)

Ngày 28/9, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết trong 9 tháng năm 2024, Công an thành phố đã phát hiện, khám phá 2.430 vụ/6.137 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy (so với cùng kỳ tăng 754 vụ - 44,99%), thu giữ hơn 980 kg ma túy các loại cùng nhiều súng, đạn và các công cụ phương tiện có liên quan; Cơ quan Cảnh sát điều tra 2 cấp thuộc Công an thành phố đã khởi tố 2.076 vụ/4.023 bị can.

Đường dây ma túy “khủng” này lấy hàng từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh để tiêu thụ, do “ông trùm” Lâm Thành Trung cầm đầu, điều hành từ xa, với tang vật thu giữ khoảng 17 kg ma túy các loại. Đáng nói, để phụ giúp cho các hoạt động của đường dây tội phạm này có nhiều đối tượng trong nước trợ lực, trong đó có cả một nữ DJ nổi tiếng, được nhiều người chú ý vì những hình ảnh sang chảnh trên mạng của cô này...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文